Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website
Kế hoạch Chuyển đổi số huyện A Lưới năm 2024
Ngày cập nhật 12/01/2024

Tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện. Một số chỉ tiêu cụ thể sau:

1. Chính quyền số

- 100% các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện kết nối hạ tầng mạng băng thông rộng trên mạng chuyên dùng để đáp ứng triển khai các dịch vụ số, đảm bảo an toàn thông tin.

- 50% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

- 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền.

- Cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các đơn vị cung cấp dịch vụ công thực hiện triển khai công tác số hóa phục vụ chuyển đổi mô hình công sở số; phấn đấu đạt 90% tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số.

- Phấn đấu chỉ số người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

- 100% hồ sơ công việc cấp huyện và 90% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Hệ thống báo cáo số được triển khai trong các cơ quan nhà nước từ huyện đến cấp xã; 95% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

2. Xã hội số

- 40% người dân trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên có sử dụng điện thoại thông minh.

- 50% hộ gia đình trên địa bàn có kết nối internet băng thông rộng.

- 40% hộ gia đình trên địa bàn có sử dụng điện thoại thông minh.

- 100% thôn, tổ, xóm có thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng và được tập huấn nghiệp vụ.

- 10% người dân trên địa bàn được hỗ trợ hướng dẫn tiếp cận nền tảng đào tạo trực tuyến Quốc gia nâng cao nhân thức và kỹ năng số.

- 40% người dân trên địa bàn có cài đặt Hue-S.

- 50% người dân trên địa bàn được hỗ trợ tạo lập tài khoản định danh điện tử.

- 30% người dân trên địa bàn được kích hoạt tài khoản thanh toán số (ví điện tử trên Hue-S).

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 60%.

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 50%.

3. Kinh tế số

- 10% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn có triển khai hình thức chấp nhận thanh toán trực tuyến.

- 10% doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có cung cấp dịch vụ, hàng hóa lên sàn thương mại điện tử (Tối thiểu là các sàn Chợ số, Voso, Postmart).

- 30% người dân trên địa bàn có sử dụng hình thức thanh toán điện tử hoặc mua hàng trực tuyến.

Tập tin đính kèm:
NNTL
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.291.704
Truy câp hiện tại 11.300