Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website
ĐẨY MẠNH TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN - GÓP PHẦN NÂNG CAO CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN
Ngày cập nhật 28/03/2022

A Lưới là huyện miền núi phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 1.224,64 km2, có vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng vô cùng quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc Trung Bộ; dân số khoảng 56.370 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 75%. Toàn huyện có 01 thị trấn, 17 xã tương ứng với 95 tổ hòa giải ở cơ sở với 634 hòa giải viên, trong đó hòa giải viên là người dân tộc thiểu số chiếm 86,8%. Các tổ hoà giải được cơ cấu đầy đủ các thành phần như: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Già làng, Trưởng bản, Trưởng Ban Mặt trận, Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và những người có uy tín trong cộng đồng bảo đảm đủ năng lực được lựa chọn.  Mỗi tổ hòa giải có trên 03 hòa giải viên, đa số có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật có 19 người, chiếm gần 3% tổng số hòa giải viên. Đây là đội ngũ được xem là tuyến đầu gánh vác tránh nhiệm và sứ mệnh giải quyết các mâu thuẫn, tuyên truyền pháp quyền, duy trì ổn định và thúc đẩy hòa hợp trong nhân dân.

Trong thời gian qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, đội ngũ hòa giải viên luôn nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tự nguyện. Hoạt động hoà giải đã từng bước được nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động ngày một đi vào nề nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Năm 2021, đại dịch Covid-19  có những diễn biến phức tạp, nguy hiểm, tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến tinh thần trách nhiệm của các tổ hòa giải ở cơ sở. Theo số liệu thống kê,  hoà giải viên trên địa bàn huyện đã tiến hành thụ lý hòa giải 123 vụ việc, trong đó hòa giải thành 94 vụ việc, đạt tỷ lệ: 76,4%; hòa giải không thành 20 vụ việc, chiếm tỷ lệ 16,3 %, còn 09 vụ việc chuyển sang kỳ sau. Với kết quả đáng ghi nhận của hòa giải viên đã góp phần làm giảm bớt các vụ việc tranh chấp phát sinh lớn, khiếu kiện cho cơ quan chính quyền địa phương và Tòa án nhân dân huyện, vừa có tác dụng giáo dục pháp luật hiệu quả, lan tỏa pháp luật trong cộng đồng. Xác định rõ mục tiêu, dù hòa giải có thể không thành, nhưng nhất định buổi hòa giải đó là những bài học giáo dục pháp luật cho mọi người. Thông qua hoạt động hòa giải đã góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Phòng Tư pháp huyện A Lưới đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở" tại xã Hồng Bắc

Từ thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở cho thấy, có những vụ việc nếu không được phát hiện sớm, hòa giải kịp thời, thì chỉ từ những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp hết sức nhỏ, có khi chỉ là “con gà tức nhau tiếng gáy”, bất đồng về quan điểm sống..., mà trở thành phức tạp, làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng, gay gắt, xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, tính mạng của các bên, gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm chí từ tranh chấp dân sự chuyển thành vi phạm pháp luật, phạm tội hình sự. Điển hình những ngày đầu năm 2022, mâu thuẫn nhỏ ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (xảy ra vào ngày 15/02/2022) đã làm nóng các trang mạng xã hội, gây bất bình xã hội. Nguyên nhân là từ mâu thuẫn nhỏ dẫn đến vụ án giết người và bao nhiêu từ “nếu” được nói ta: nếu hai bên chín bỏ làm mười, nếu hòa giải viên “nắm bắt nhanh nhạy tình hình”, nếu “được hòa giải kịp thời”... nhưng bây giờ đã quá muộn.

Để tránh tình trạng tương tự như trên xảy ra trên địa bàn huyện, nhằm nâng cao nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên, từ đó giúp đội ngũ này làm tốt vai trò "trung gian" nhằm hạn chế thấp những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, nâng cao chất lượng các tổ hoà giải cơ sở và thực hiện tốt Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 09/02/2022 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới  triển khai Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn năm 2019-2022” năm 2022, Phòng Tư pháp huyện A Lưới đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 03/KH-TP ngày 16/02/2022 tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải viên ở cơ sở năm 2022. Qua đó, đã nhấn mạnh việc chú trọng tập trung thực hiện các giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, cụ thể: cần tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này, từ đó sử dụng ngày càng nhiều biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cộng đồng; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cho công chức quản lý và hòa giải viên Tổ hòa giải ở cơ sở; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hòa giải viên.

Với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước; góp phần nâng cao tiếp cận pháp luật của nhân dân trong; những năm qua các cấp, các ngành trên địa bàn huyện A Lưới đã luôn nỗ lực tổ chức và các hoạt động liên quan đến bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hòa giải viên. Ngay từ đầu năm 2022, Phòng Tư pháp huyện A Lưới đã đẩy mạnh hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở theo cụm xã. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo từng  cụm xã đã phát huy rất hiệu quả, đặc biệt, thông qua hoạt động này đã kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động và khó khăn, vướng mắc của các Tổ hòa giải ở cơ sở từng đơn vị, từ đó đưa ra những giải pháp, hướng dẫn thêm về kỹ năng xử lý tình huống cụ thể cho các hòa giải viên. Đồng thời, ngoài các chuyên đề về tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên được Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp xây dựng, Phòng Tư pháp đã chú trọng đổi mới nội dung, lồng ghép việc thực hiện “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các hòa giải viên trên địa bàn. Với các kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng tin chắc rằng các hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn huyện thông qua hoạt động hòa giải của mình sẽ đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa sâu rộng, nhân dân địa bàn A Lưới sẽ được tiếp cận pháp luật một cách trực tiếp hơn; nhất định công tác hòa giài ở cơ sở trong thời gian tới sẽ gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ hơn nữa.

Lê Thanh Huệ - Phòng Tư pháp
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.482.008
Truy câp hiện tại 98.564