Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website
Kết quả thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022
Ngày cập nhật 07/01/2022

Năm 2021 là năm thứ nhất thực hiện Chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2020- 2025 định hướng đến năm 2030.  

Ngày 27/12/2021 UBND huyện ban hành báo cáo thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 với một số kết quả nổi bật sau:

 

1. Về Dân số - KHHGĐ

* Về Dân số

Stt

Chỉ tiêu

Năm 2020

Chỉ tiêu (mức giảm)

Năm 2021

Tăng/giảm

1

Dân số trung bình (người)

52.037

 

51.921

 

2

Phụ nữ 15 - 49 tuổi (người)

14.888

 

14.795

 

3

P.Nữ 15 - 49 tuổi có chồng (người)

10.350

 

10.388

 

4

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%o)

15,3

0,2

15.0

Giảm 0,3

5

Tỷ suất sinh %o)

19

0,3

19.0

Không giảm

6

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%)

27

1,5

28.5

Tăng 1,5

7

Tỷ số giới tính khi sinh (%)

110

 

109,1

Giảm 8,1

8

Tỷ lệ sử dụng BPTT (CPR %)

62,5

 

61,6

Giảm 0,9

9

Trường hợp tảo hôn (người)

21

 

19

Giảm 02

10

Hôn nhân cận huyết thống (cặp)

01

 

0

Giảm 01

 - Tỷ suất sinh năm 2021 là 19,0 ‰; tương đương năm 2020.

 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2021 là 15,0‰; giảm 0,3‰ so với năm 2020.

 - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2021 là 28,5%; tăng 1,5% so với năm 2020.

* Về KHHGĐ:

Tổng số các biện pháp tránh thai hiện đang còn tác dụng là: 6.400 người.

Tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai là 61,6%.

Stt

Tên biện pháp tránh thai

Kế hoạch

Thực hiện

 Đạt %

1

Dụng cụ tủ cung

700

336

48,0

2

Đình sản

0

3

 

3

Thuốc uống

1.400

2.412

172

4

Thuốc cấy

100

51

51

5

Bao cao su

800

474

59

6

Thuốc tiêm

1.700

947

56

7

Tổng cộng

4.700

4.220

90

2. Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi

Công tác tuyền thông, giáo dục được coi là mũi nhọn hàng đầu, nhằm tăng cường nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân về công tác DS/KHHGĐ, chú trọng đến các xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, các nhóm đối tượng vị thành niên - Thanh niên, nam Nông dân, Phụ nữ bằng nhiều hình thức với nội dung đa dạng, phong phú.

Ngay từ đầu năm đã tổ chức nhiều buổi diễn đàn truyền thông tại cơ sở, tổ chức tư vấn trực tiếp cho đối tượng trong các buổi nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng về Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tiền hôn nhân, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Cấp phát thông điệp, tờ rơi cho các xã, thị trấn nhằm tuyên truyền về công tác DS/KHHGĐ đến cộng đồng dân cư.

Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện, trạm truyền thanh các xã về Tiền hôn nhân; Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và hệ lụy của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ...

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt nam, Ngày Dân số thế giới...

3. Về xây dựng Mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”

Tổ chức tuyên truyền vận động, triển khai đăng ký xây dựng mới mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên tại các xã, thị trấn.

Cấp phát hồ sơ đăng ký xây dựng mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên cho các đơn vị đăng ký.

Duy trì tốt các cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên qua các giai đoạn. Hiện tại, duy trì 32 thôn, trong đó: Có 11 thôn đạt 1 năm và năm 2021 có 21 đơn vị đăng ký mới. 

4. Đảm bảo hậu cần về các phương tiện tránh thai

Quản lý tốt và phân phối các phương tiện tránh thai kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định hàng tháng và trong các đợt chiến dịch từ huyện đến cơ sở theo nhu cầu của các xã, thị trấn.

Cấp phát các biện pháp tránh thai miễn phí, tăng cường cung cấp các loại dịch vụ KHHGĐ bằng các kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa.

5. Nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) được thực hiện thường xuyên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho đối tượng theo hướng đa dạng hoá, thuận tiện và an toàn; đặc biệt chú trọng đối với các xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Tổ chức chiến dịch truyền thông, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ về tận cơ sở và được cộng đồng dân cư tham gia hưởng ứng tích cực, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng, đặc biệt là phụ nữ được tiếp cận với chương trình DS/KHHGĐ, nâng cao nhận thức về phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, làm mẹ an toàn, thực hiện KHHGĐ ngày càng tốt hơn.

6. Các chương trình nâng cao chất lượng Dân số

6.1. Về Tư vấn và khám sức khỏe Tiền hôn nhân

Triển khai sinh hoạt CLB tiền hôn nhân (đã thực hiện 24/24 CLB)

Triển khai 56 buổi sinh hoạt chuyên đề cung cấp thông tin cho vị thành niên, thanh niên, nhất là nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, mới kết hôn về sức khoẻ Tiền hôn nhân số lượng tham gia 1.303 lượt người.

6.2. Về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Đẩy mạnh tiến độ triển khai lấy mẫu máu gót chân cho trẻ sơ sinh (gồm miễn phí và xã hội hóa). Đến nay, đã có 56 trường hợp sàng lọc sơ sinh, trong đó: 44 trường hợp xã hội hóa và 12 trường hợp miễn phí. Qua sàng lọc, phát hiện 02 trường hợp có nguy cơ cao thiếu men G6PD, 01suy tim bâm sinh, đã tư vấn cho các gia đình thực hiện các sàng lọc tiếp theo.

6.3. Về can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên 72/72 buổi số người tham gia trên 3490 người, hội nghị cung cấp thông tin 18/18 xã, 3/3 tại trường số người tham dự 835 người. Phối hợp các ban ngành tổ chức 01 lớp tập huấn, số người tham gia 40 người.

Tỷ số giới tính khi sinh là 109,1%

6.4. Về tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Tổ chức tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 18 xã, thị trấn. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức sinh hoạt chuyên đề giảm thiểu tình tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại cơ sở; tổ chức 20 buổi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lồng ghép các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiền hôn nhân tuyên truyền các nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hôn....

Tổng hợp và theo dõi các trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 19 trường hợp tảo hôn, giảm 2 trường hợp so cùng kỳ năm 2020 và không có hợp hôn nhân cận huyết thống.

6.5. Câu lạc bộ người cao tuổi

Số người cao tuổi trên địa bàn huyện là 4.723 người, số được khám sức khỏe định kỳ 3.673 người đạt tỷ lệ 77,8%. Đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi 72/72 buổi tại 18 xã số người tham gia hơn 1.355 người, nói chuyện chuyên đề 18/18 buổi, số người tham gia hơn 1540.

6.6.  Đề án tăng cường tư vấn cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên

Tổ chức nói chuyện chuyên đề 12 buổi, lồng ghép sinh hoạt câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các xã, thị trấn 24 buổi vơi số lượng tham gia 1.045 lượt người.

* Phương hướng nhiệm vụ năm 2022

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục phấn đấu giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đã đề ra; tập trung thực hiện nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt là giảm tỷ lệ tảo hôn, xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông gắn liền với việc cung cấp đầy đủ dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Dân số trung bình (người):                                           52.689

- Tỷ suất sinh (giảm 0,3%o)                                           18,7‰

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (giảm 0,02%)                     1,48%

  - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên                                          26,6%

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai:          63%

- Tỷ số giới tính khi sinh khống chế:                             105-109

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

Đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn, thuận tiện và có chất lượng hậu cần phương tiện tránh thai miễn phí và đẩy mạnh tiếp thị xã hội cho đối tượng sử dụng nhằm thực hiện các chỉ tiêu KHHGĐ và góp phần giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.

Tăng cường hoạt động của đội lưu động dịch vụ SKSS/KHHGĐ, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, giải quyết kịp thời những tai biến tác dụng phụ nếu có xảy ra. Đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định cho khách hàng thực hiện KHHGĐ; quan tâm công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao về chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ thực hiện dịch vụ SKSS/KHHGĐ.       

2. Triển khai các chương trình, đề án, các mô hình

Tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình can thiệp nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần góp phần đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện các hoạt động tư vấn tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; CLB Nam nông dân không có người sinh con thứ 3 trở lên; mất cân bằng giới tính khi sinh; mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên nhằm đạt chỉ tiêu đề ra.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

3. Nâng cao năng lực, giám sát, đánh  giá thực hiện chương trình và truyền thông  

3.1. Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình

Tổ chức thực hiện tốt hệ thống thông tin chuyên ngành theo quy định; đáp ứng tính kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu của kho dữ liệu dân cư. 

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động, mục tiêu của các chương trình tại cơ sở, để kịp thời khắc phục những khó khăn, hạn chế.

3.2. Truyền thông

Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn nhằm tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội thúc đẩy mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng chủ động và tự nguyện thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về DS/KHHGĐ.

Truyền thông giáo dục tập trung hướng về cơ sở, ưu tiên cho các xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; Tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHHGĐ (nếu có).

Tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện hoạt động truyền thông tại cộng đồng; Tiếp tục duy trì và xây dựng mới mô hình “xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”.

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trực tiếp, xây dựng chuyên mục và trang thông tin về DS/KHHGĐ để tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện; hệ thống truyền thanh các xã.

Thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về DS/KHHGĐ và các nội dung liên quan đến nâng cao chất lượng dân số cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng nắm bắt kịp thời và triển khai chỉ đạo có hiệu quả.

Cung cấp đầy đủ các thiết bị, sản phẩm truyền thông, tài liệu về DS/SKSS.

4. Tiếp tục triển khai các văn bản pháp luật.

Triển khai các văn bản liên quan đến công tác DS/KHHGĐ, đặc biệt là các văn bản mới như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác Dân số trong tình hình mới; Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính Phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó, có các quy định xử lý cán bộ công chức vi phạm chính sách dân số;  Nghị định 39/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; Quyết định 84/2017/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định một số chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 

P.T.T.Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.513.569
Truy câp hiện tại 125.254