Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website
Công tác chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm tại huyện A Lưới
Ngày cập nhật 16/07/2019

1. Chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh:

Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 13/12/2016 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững huyện A Lưới giai đoạn 2016 - 2020. Hoạt động giảm nghèo được triển khai đồng bộ, việc sử dụng tốt các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng và lồng ghép với nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ tỉnh, huyện với tổng kinh trên 40 tỷ đồng. Các nguồn vốn tín dụng được triển khai kịp thời, hiệu quả sản xuất mang yếu tố tích cực; việc xã hội hóa trợ giúp 17 xã có tỷ lệ hộ nghèo > 25% với việc hỗ trợ về phát triển sản xuất và nhu cầu đời sống với kinh phí 6,433 tỷ cho 2.000 hộ thụ hưởng. Ngoài ra, hộ nghèo được hỗ trợ từ các tổ chức khác với kinh phí 13,754 tỷ đồng.

 

Các hoạt động hưởng ứng ngày Nông thôn mới, ngày Chủ nhật xanh diễn ra một cách sôi nổi, được người dân hưởng ứng tham gia tích cực. Lồng ghép hưởng ứng ngày “Nông thôn mới” và Đề án “Ngày chủ nhật xanh” trên địa bàn huyện: Có trên 44.000 lượt người tham gia thực hiện các hạng mục công việc không cần nguồn vốn đầu tư như vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng hoa, lắp điện chiếu sáng 66 tuyến đường sáng xanh sạch đẹp với chiều dài 33,9km; trồng trên 13.600 cây xanh và 125.000m hàng rào xanh; nạo vét hơn 102.700m kênh mương, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, nhà ở trên 27.500 m2.

Từ những nguồn lực nói trên, cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, trong 06 tháng đầu năm, toàn huyện tăng 5 tiêu chí so với năm 2018; Bình quân đạt 13,35 tiêu chí/xã; bình quân đạt 70% so với Bộ tiêu chí (19 tiêu chí). Đã có 53 hộ đăng ký xây dựng vườn mẫu, hoàn thành thẩm định và cấp kinh phí thực hiện cho 40 vườn mẫu. Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo được thực hiện tốt, dự ước cuối năm 2019 sẽ đảm bảo giảm đạt kế hoạch.

Chỉnh trang và xây dựng nếp sống văn minh đô thị được quan tâm đúng mức và kịp thời bằng việc tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ tỉnh, xã hội hóa. Hiện tại, các tuyến đường khu vực nội thị đã và đang được đầu tư theo tiêu chuẩn đô thị gắn với việc quản lý tốt công tác trật tự đô thị. Đang tiếp tục kêu gọi cấc dự án xã hội hóa về thể dục, thể thao tại địa bàn thị trấn A Lưới.

2. Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Tỷ lệ học sinh chuyên cần ngày càng cao, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học, THCS tăng so với năm trước. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày được tăng lên, 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn trên 85%; 100% cán bộ quản lý các trường học hoàn thành chương trình bồi dưỡng quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị.

Cử 77 cán bộ, công chức, viên chức tập huấn công tác dân tộc, 40 công chức tham gia lớp bồi dưỡng chuyên sâu lĩnh vực        quản lý Nhà nước về Nông nghiệp, Môi trường; mở lớp chuyên viên chính với 71 học viên, cử 84 công chức học trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tiến hành lập phương án tổ chức bồi dưỡng công nghệ thông tin cơ bản, bồi dưỡng công tác thanh niên và tôn giáo năm 2019, bồi dưỡng chức danh kế toán viên, kế toán viên chính; lập danh sách bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp huyện; cử công chức tập huấn, bồi dưỡng về cải cách hành chính năm 2019.

Tổng kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng được giao đầu năm là 2.685 triệu đồng, trong đó cấp huyện: 1.900 triệu đồng, xã: 735 triệu đồng.

Kết quả thực hiện về cán bộ, công chức cấp huyện: Hiện có 93,5% (kế hoạch 95%) cán bộ, công chức có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên; 34,3% (kế hoạch 45%) trình độ lý luận chính trị cao cấp, trung cấp; 27% (kế hoạch 20%) đã qua đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính; 37% (kế hoạch 55%) quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

Kết quả thực hiện về cán bộ, công chức cấp xã: Hiện có 74% (kế hoạch 75%) có trình độ Cao đẳng, Đại học; 51% (kế hoạch 55,8%) trình độ lý luận chính trị cao cấp, trung cấp; 50% (kế hoạch 33%) đã qua đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước.

3. Chương trình Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống:

Tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của HĐND huyện về phát triển Công ngiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xúc tiến các cơ sở sản xuất chế biến mộc dân dụng, cơ sở chế biến nông sản và may mặc. Thúc đẩy phát triển các ngành cơ khí, sửa chữa máy móc thiết bị. Mở rộng quy mô sản xuất đối với các ngành nghề truyền thống tại địa phương.

Tổ chức rà soát, củng cố các hoạt động sản xuất nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây, tre đan lát và nghề chổi đót tại các xã A Đớt, A Roàng, Nhâm, thị trấn A Lưới, Phú Vinh, A Ngo.

Các sản phẩm được thiết kế từ Dèng có nhiều mẫu mã hơn, được sự chú ý nhiều từ người tiêu dùng. Hoa văn Dèng tạo được cảm hứng của các nhà thiết kế. Vải Dèng được chú ý với sức mua tương đối lớn, một số mặt hàng từ vải Dèng A Lưới đã xuất hiện trên thị trường trong cùng như ngoài tỉnh.

4. Chương trình phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số:

Hoạt động văn hóa, du lịch trong 6 tháng đầu năm diễn ra rất sôi nổi, phong phú. Phối hợp tổ chức thành công Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019 được Trung ương và tỉnh đánh giá rất cao. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện có thường xuyên và có hiệu quả, qua đó, hình ảnh văn hóa, du lịch huyện A Lưới được nâng lên, các lễ hội truyền thống, ẩm thực, địa điểm du lịch được nhiều người biết đến.

Các hoạt động du lịch khởi sắc, sôi nổi, thu hút được sự quan tâm của du khách, đã từng bước nâng tầm vị thế du lịch của huyện. Các điểm du lịch sinh thái Parle, A Nôr, làng du lịch A Ka, A Chi ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch. Trong 6 tháng đã đón 34 tour đến tham quan du lịch di tích lịch sử, sinh thái. Số lượng khách tham quan tự do thống kê đạt khoảng 18 nghìn khách. Doanh thu từ du lịch ước khoảng 1,7 tỷ đồng.

Phối hợp với Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, các công ty lữ hành xây dựng các điểm lắp đặt bản đồ City Map tại các điểm du lịch; xây dựng các điểm đến du lịch nhân dịp tổ chức các sự kiện của huyện. Đang xây dựng phương án mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại Hồng Kim.

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Lễ hội A Da Koonh truyền thống của người Pa Cô là di sản văn hóa phi vật thể. Tích cực tham gia các hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm Dèng A Lưới, trưng bày các không gian văn hóa ẩm thực, thổ cẩm các dân tộc thiểu số. Duy trì các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc. Truyền dạy chế tác, chỉnh sửa, sử dụng nhạc cụ truyền thống và đan lát thủ công truyền thống.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.308.202
Truy câp hiện tại 22.646