Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình làm việc với UBND huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế để đánh giá tình hình thực hiện tín dụng chính sách xã hội, công tác giảm nghèo
Ngày cập nhật 16/08/2023

Ngày 15/8/2023, Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc tại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế để đánh giá tình hình thực hiện tín dụng chính sách xã hội, công tác giảm nghèo. Tham dự buổi làm việc có ông Đào Bá Thuận, Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh. Về phía huyện A Lưới có ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện, trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, các đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban trên toàn huyện, lãnh đạo NHCSXH huyện A Lưới.

 

Theo báo cáo của UBND huyện A Lưới: Kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:  Về hỗ trợ nhà ở: Thực hiện Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Năm 2022, UBND huyện đã rà soát dự kiến hỗ trợ nhà ở cho 437 hộ, trong đó 325 nhà làm mới và 112 nhà sửa chữa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kinh phí để triển khai thực hiện; Năm 2023, UBND huyên A Lưới đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho 920 hộ, trong đó 684 nhà làm mới và 236 nhà sửa chữa. Hiện nay, các hộ dân đang thi công, tiến độ đạt khoảng 70%. Đã giải ngân 20.595,76/48.120 triệu đồng, đạt 42,8%; Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm:  Đến nay, đã tổ chức 07 lớp đào tạo nghề (may công nghiệp 2 lớp; kỹ thuật chế biến món ăn 2 lớp; kỹ thuật chăn nuôi gà, lợn 1 lớp; kỹ thuật chăn nuôi trâu bò 1 lớp; kỹ thuật trồng hoa hồng, lyly, tuy lip: 01 lớp);  Công tác xuất khẩu lao động: Năm 2022 trên địa bàn huyện A Lưới có 16 lao động đi lao động ở nước ngoài. 06 tháng đầu năm 2023 có 40 người xuất cảnh; 28 chờ xuất cảnh; hơn 50 người đang học tại các công ty. Hỗ trợ sản xuất: Năm 2022, đã rà soát và lập danh sách 95 hộ dân để hỗ trợ sản xuất (Mỗi hộ được hỗ trợ 02 con bò). Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đang triển khai thực hiện; Năm 2023, UBND các xã, thị trấn đang xây dựng dự án để triển khai thực hiện.

Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Đến 31/7/2023 UBND huyện đã phê duyệt 540 hộ đủ điều kiện vay vốn tại NHCSXH và 678 hộ chuyển đổi nghề, NHCSXH đã và đang triển khai cho vay các đối tượng thụ hưởng.

Kết quả về nguồn vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện, đến 31/7/2023, tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tại địa bàn huyện A Lưới đạt 471,3 tỷ đồng, tăng 31,9 tỷ đồng, tăng 7,27% so với năm 2022. Trong 07 tháng đầu năm 2023, thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho 2.051 lượt hộ vay vốn với số tiền 90.366 triệu đồng, cụ thể: đã đáp ứng kịp thời cho 601 lượt hộ nghèo, 185 lượt hộ cận nghèo và 140 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn từ NHCSXH để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững. Thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, mở rộng và duy trì việc làm và xuất khẩu lao động đã có 302 lao động được tạo việc làm mới. Đã có 480 lượt hộ ở khu vực nông thôn được vay vốn để cải tạo và xây dựng mới 480 công trình nước sạch đạt chuẩn quốc gia và 452 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh; đã có 170 lượt hộ thuộc vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển các mô hình kinh tế thu hút nhiều lao động. UBND huyện đã phê duyệt danh sách 74 hộ gia đình đủ điều kiện được vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đợt 01 năm 2023 tại Quyết định số 2007/QĐ-UBND ngày 18/7/2023; NHCSXH huyện A Lưới đang tiến hành giải ngân cho các đối tượng thụ với mức vay 40 triệu đồng/hộ. Đồng thời UBND huyện đang tiến hành rà soát 110 hộ để phê duyệt đợt 02/2023.

- Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa và tiền tệ cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; trong thời gian qua đã triển khai giải ngân kịp thời, đến 31/7/2023 dư nợ các chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 53.327 triệu đồng của 04 chương trình vay vốn ưu đãi, cụ thể: cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 14.000 triệu đồng, Nhà ở xã hội 7.081 triệu đồng, hộ đồng bào DTTS theo NĐ28 là 26.046 triệu đồng, HSSV có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 6.200 triệu đồng nhằm giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để mua máy tính, thiết bị phục vụ cho con học trực tuyến và tiếp cận môi trường giáo dục hiện đại. Vốn vay ưu đãi đã đến được các vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên các xã còn nhiều hộ nghèo đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số để xây nhà ở cho hộ nghèo, phát triển sản xuất chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá, trồng chuối già lùn, hoa, trồng rừng,... giúp cho các hộ gia đình ở những vùng khó khăn có vốn để khôi phục và mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống gia đình, bên cạnh đó còn góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề tại địa phương như dệt zèng,..

Tại buổi làm việc UBND huyện A Lưới đã đánh giá cao sự quan tâm của NHCSXH trong suốt thời gian qua; đồng thời, đánh giá sự phát triển kinh tế của huyện có sự đóng góp rất lớn của NHCSXH, nhờ đó trong năm 2022 đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 49,98% xuống còn 38,2%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 15,42% xuống còn 14,7%. UBND huyện cũng kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh bổ sung đối tượng vay vốn tín dụng chính sách đối với hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, tạo điều kiện cho các đối tượng này có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay NS&VSMTNT từ 10 triệu đồng/công trình lên 15 triệu đồng/công trình để phù hợp với giá thị trường.

Kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH yêu cầu các Sở ban ngành và UBND huyện A Lưới khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện một cách cụ thể, chi tiết và hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện, triển khai thực hiện kiểm tra giám sát theo quy định, phấn đấu cuối năm 2023 tỷ lệ Hộ nghèo dưới 26%, thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng, khẩn trương triển khai hướng dẫn định hướng mô hình sinh kế cộng đồng cho người dân như nuôi bò, trồng chuối,.. Đánh giá cao vai trò của tín dụng chính sách trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện A Lưới nói riêng và của tỉnh nói chung. Trong những tháng cuối năm năm 2023 đề nghị NHCSXH tỉnh tiếp tục giải ngân Cho vay Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, tham gia tích cực, chất lượng và sâu hơn nữa vào các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh, khẳng định vai trò tín dụng chính sách đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần tích cực, quan trọng đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo cuối năm 2023, đồng thời cùng với cả hệ thống chính trị sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương./.

 

NHCSXH huyện A Lưới
Các tin khác
Xem tin theo ngày