Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kế hoạch triển khai đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2025”
Ngày cập nhật 17/09/2018

Ngày 10/09/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về triển khai đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2025”

 

Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025” (viết tắt là Đề án) vừa được UBND tỉnh ban hành với mục đích tập trung xây dựng hoàn thiện Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế; Triển khai toàn diện 15 nhiệm vụ trong Đề án đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch và khẳng định tính hiệu quả của Đề án; Bám sát kế hoạch, chủ động hoàn thành các hạng mục thuộc phạm vi Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc thù nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh; Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho công chức, viên chức vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh và quy chế vận hành Trung tâm theo chế độ bảo mật thông tin cao nhất.

Theo Kế hoạch, sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn đảm bảo điều kiện phát triển chính quyền điện tử. Bên cạnh đó sẽ hoàn thiện hạ tầng dùng chung và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ phát triển chính quyền điện tử. Cụ thể, sẽ xây dựng hoàn thiện hạ tầng, đảm bảo đủ điều kiện vận hành các hệ thống thông tin Chính quyền điện tử. Trong đó, trọng tâm vào các hệ thống thông tin trọng yếu: Cổng thông tin điện tử tỉnh; hệ thống trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị nhà nước; Cổng dịch vụ công; Hệ thống phần mềm dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; Hệ thống thông tin địa lý GIS (chú trọng phát triển 3D GIS)... Hoàn chỉnh hệ thống mạng diện rộng tỉnh (WAN), kết nối thống suốt mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ (CP Net) và thiết lập chính sách truy nhập Internet tập trung. Đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Đẩy mạnh các giải pháp có tính dùng chung, tích hợp và theo hướng triển khai thống nhất trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống hạ tầng tại Văn phòng UBND tỉnh thành hệ thống dự phòng nóng, đảm bảo sẵn sàng đối với hạ tầng dùng chung của tỉnh trong trường hợp xấu xảy ra.

Đồng thời sẽ chuẩn hóa và tích hợp thống nhất các hệ thống thông tin. Cụ thể, sẽ hoàn thiện Cổng dịch vụ công tỉnh theo hướng đáp ứng quy định của Trung ương, địa phương và áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo mô hình dịch vụ thông minh, cung cấp tiện ích cao nhất cho người dân, doanh nghiệp. Hướng đến mục tiêu công dân, tổ chức không cần đến cơ quan nhà nước khi sử dụng dịch vụ hành chính công một cách toàn diện. Nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông tỉnh Thừa Thiên Huế (LGSP) đáp ứng kịp với sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ liên thông quốc gia (NGSP) từ đó liên thông với các Bộ, ngành Trung ương. Khẩn trương tổ chức đánh giá và quy hoạch lại toàn bộ các hệ thống thông tin phục vụ tương tác với công dân, tổ chức thành 4 hệ thống thông tin thống nhất bao gồm: https://thuathienhue.gov.vn: Cổng thông tin điện tử tỉnh (Liên thông, tích hợp các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trên địa bàn); https://huecity.vn: Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh; https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn: Cổng dịch vụ công tỉnh; https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn: Cổng thông tin tương tác. Xây dựng mới “Văn phòng điện tử” trên cơ sở chuẩn hóa các phần mềm dùng chung theo hướng tích hợp thành một hệ thống duy nhất áp dụng thống nhất cho toàn tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Ngoài ra, có 15 hoạt động cụ thể phát triển dịch vụ đô thị thông minh sẽ triển khai đó là: Xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh (đây là nhiệm vụ cốt lõi cần tập trung mọi nguồn lực ưu tiên hoàn thiện trong năm 2018); Xây dựng hạ tầng nền tảng phát triển đô thị thông minh; Phát triển hạ tầng xã hội phát triển dịch vụ đô thị thông minh; Thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin; Xây dựng mô hình trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh; Xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh; Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh; Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh; Phát triển các dịch vụ giao thông thông minh; Phát triển các dịch vụ môi trường thông minh; Phát triển kinh tế số; Xây dựng và triển khai thẻ điện tử công chức và thí điểm thẻ điện tử cá nhân, doanh nghiệp; Xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh; Phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ đô thị thông minh; Đánh giá tổng kết mô hình thí điểm giai đoạn 2018 – 2020, làm rõ giải pháp, cụ thể mục tiêu để thực hiện nhiệm vụ định hướng xây dựng đô thị thông minh đến năm 2025.

Kế hoạch cũng xác định nội dung các hoạt động cụ thể thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, cụ thể là sẽ phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS. Đảm bảo được cấp chứng nhận khu đô thị mới thông minh. Tham gia mạng lưới các chuỗi đô thị thông minh Việt Nam. Khuyến khích nghiên cứu phát triển các ứng dụng, công nghệ và giải pháp về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý đô thị thông minh (quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, y tế, giáo dục, hệ thống cảnh báo sớm và các lĩnh vực khác), tiện ích đô thị thông minh phục vụ cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong đô thị. Phát triển các giải pháp thương mại điện tử do các tổ chức và cá nhân thực hiện đi đôi với hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý giao dịch tài chính mới trên môi trường mạng. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị và hệ thống dữ liệu không gian đô thị theo tầng bậc, từng bước hoàn thiện theo cấp độ đô thị. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT). Phát triển các tiện ích thông minh cho dân cư đô thị. Phát triển nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ đô thị thông minh. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đô thị thông minh. Các Sở Xây dựng; Thông tin truyền thông, các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển đô thị thông minh.

(Chi tiết vui lòng xem file đính kèm) ./

Tập tin đính kèm:
T.T
Các tin khác
Xem tin theo ngày