|
|
Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chủ tịch UBND huyện
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
| |
|
Trách nhiệm của đơn vị (tổ chức, cá nhân) thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại Ngày cập nhật 29/06/2020
1. Trách nhiệm của đơn vị thu gom tại nguồn
a) Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển riêng chất thải sau phân loại đến các điểm tập kết, điểm trung chuyển hoặc đến cơ sở xử lý theo quy định.
b) Tuyên truyền, nhắc nhở hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định. Khuyến khích đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt sử dụng các tín hiệu riêng trong quá trình thu gom chất thải hữu cơ, chất thải còn lại như: chuông, nhạc... để thông báo đến tổ chức, cá nhân, hộ gia đình biết và chuyển giao các nhóm chất thải sau phân loại.
c) Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại đi xử lý.
2. Trách nhiệm của các đơn vị vận chuyển
a) Trang bị đầy đủ phương tiện đáp ứng yêu cầu vận chuyển chất thải đã được phân loại theo quy định về vệ sinh môi trường; khuyến khích và ưu tiên sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển.
b) Thực hiện vận chuyển riêng chất thải đã phân loại bằng các phương tiện vận chuyển phù hợp đến điểm tập kết, điểm trung chuyển hoặc vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy, khu xử lý theo quy định.
c) Được quyền yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại đạt yêu cầu theo quy định trước khi tiếp nhận.
d) Ghi nhận, báo cáo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh về các trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao chất thải đã phân loại tại nguồn cho đơn vị vận chuyển tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại không đúng quy định.
3. Trách nhiệm của các đơn vị tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt
a) Đầu tư các tổ hợp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với thành phần, tính chất, nhóm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh.
b) Bố trí các khu vực tiếp nhận, xử lý riêng các nhóm chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; áp dụng công nghệ xử lý hợp vệ sinh đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như đã cam kết với Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chuyển đổi, cải tạo, bổ sung phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại đảm bảo thu gom, vận chuyển theo lộ trình, tần suất và thời gian thu gom do địa phương quy định. Các tin khác
|
|
|
|
|