Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo cáo đánh giá thực trạng về tình hình tuyển, quản lý lao động tại địa phương năm 2018
Ngày cập nhật 05/06/2019

1.Đánh giá thực trạng tuyển, quản lý lao động

1.1. Tình hình chung.

Huyện A Lưới có 13.118 hộ với 50.589 khẩu, theo điều tra cung cầu, số lao động như sau: Lao động trong độ tuổi 28.643 người, trong đó: Nữ 13.911 người, chiếm 48,57%. Đã qua đào tạo 6.950 người, số người đang làm việc và có nhu cầu làm việc 22.234 người (trừ số học sinh đang học và người tàn tật). Lao động thất nghiệp (chưa có việc làm ổn định) 315 người, trong đó: Nam 170, Nữ 145 người.

Phân chia theo lĩnh vực ngành nghề:

- Nông - Lâm - Thủy sản 14.983 người chiếm 67,39%.

- Công nghiệp - XD: 1.783 người chiếm 8,02%.

- Dịch vụ: 5.468 người chiếm 24.59%.

Đặc thù doanh nghiệp của huyện A Lưới:

Không có doanh nghiệp lớn, cả huyện chỉ có 45 doanh nghiệp và chủ yếu là hoạt động lĩnh vực xây dựng làm việc thời vụ một năm chỉ làm từ 3-6 tháng do đó để tuyển lao động là việc rất khó vì thiếu việc làm trong năm.

Lao động đa số lao động phổ thông, ngại đi xa nên công tác tuyển lao động đi làm các tỉnh phía nam cũng gặp nhiều khó khăn.

Xuất khẩu lao động chưa nhiều so với tiềm năng lao động của huyện. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhiều nhưng số lượng xuất khẩu lao động ít.

Nông nghiệp năng suất lao động thấp, dịch vụ du lich chưa phát triển, lao động có việc làm thu nhập thấp...

1.2.Công tác tuyển lao động đi làm việc.

Giải quyết việc làm được đưa vào một trong những chỉ tiêu phấn đấu hàng năm tại Nghị quyết Hội đồng nhân dân Huyện. Năm 2018 đã có 1.296 người được tạo việc làm mới thông qua các hình thức khác nhau vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện năm 2018 là 1000 lao động. Gồm các kênh sau:

- Hình thức thông qua các đơn vị trực tiếp đến tuyển lao động, thống kê có 22 doanh nghiệp, công ty ngoài địa phương tới tuyển lao động địa phương đi làm việc tại một số tỉnh lân cận về công việc chủ yếu là lao động nông nghiệp, không mang tính ổn định lâu dài, công tác tuyển lao động đi làm việc nước ngoài nhưng số lao động tuyển được quá ít ỏi.

          - Lao động sau khi được đào tạo được các công ty và các khu chế xuất phía nam tuyển vào làm có 1002 người trong năm 2018 tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...

- Người lao động sau khi được đào tạo nghề đã tự tạo việc làm tại chỗ và làm công việc cũ (cạo mủ cao su, chăn nuôi...) trong lĩnh vực không có quan hệ lao động là 240 người.

          Các doanh nghiệp của địa phương hầu như không tuyển mới lao động thậm chí còn giảm bớt hoặc dùng lao động thay thế do doanh nghiệp thiếu việc làm.

 

Bảng tổng hợp ngành nghề đi làm việc năm 2018

TT

Công việc

Địa phương

Số lượng

01

May mặc

TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương...

511

02

Nghề nông nghiệp

Đồng Nai, Đắc Lắc

178

03

Phụ thợ nề, cơ khí

TP HCM, Bình Dương

110

04

Nghề khác

TP HCM, Đà Nẵng..

203

 

TỔNG CỘNG

 

1.002

 

          1.3. Xuất khẩu lao động

Về Xuất khẩu lao động năm 2018 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 23/-CT/TU ngày 09/02/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác xuất khẩu lao động. Ngày 11/6/2018 Huyện ủy A Lưới đã có Công văn số 363-Cv/HU về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất khẩu lao động. Hiện nay có 22 đơn vị tuyển lao động đã được phòng Lao động-Thương binh và xã hội thẩm định và giới thiệu về tuyển lao động tại các xã, thị trấn như: công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Cát và công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân đã được Bộ Lao động-TB&XH cấp giấy phép hoạt động, ...

Phòng Lao động đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức mở hội nghị tư vấn cho lãnh đạo và cán bộ 21 xã, thị trấn về công tác tham gia học nghề xuất khẩu lao động. Đã có các đơn vị trực tiếp tuyền truyền cho cơ sở (Hồng Quảng, Hồng Vân...) và tham gia tuyển lao động đi làm việc.

Do tâm lý ngại đi xa của người lao động và muốn thuyết phục người lao động cũng như người thân cho họ tham gia XKLĐ thì chúng ta phải giải quyết được vấn đề niềm tin. Người lao động sợ bị lừa đảo, bị bóc lột nên ngại đi làm ăn xa.

Song công tác này một số xã, thị trấn thiếu quan tâm, có một số xã làm tốt như xã Hồng Vân đã có những dấu hiệu tích cực trong công tác tuyên truyền vận động người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Đến hết tháng 9 năm 2018 toàn huyện có 18 người đi xuất khẩu lao động tại các thị trường như: Nhật Bản, A Rập Xê Út, Đài Loan. Trog năm 2018 có 10 người đi xuất khẩu lao động gồm: 02 đi thị trường Nhật Bản, 03 làm việc Đài Loan, 05 Ả Rập Xê Út. Đây là một sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người dân vì gần 10 năm nay hầu như không có người đi xuất khẩu lao động của huyện nhà.

Cụ thể:

TT

Năm

Tổng số

Chia theo thị trường

Ghi chú

Nhật Bản

Đài Loan

Ả Rập Xê Út

01

2017

08

02

01

05

 

02

2018

10

02

03

05

 

Tổng cộng

18

04

04

10

 

 

(Phòng LĐ-TB&XH cung cấp) DT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.470.105
Truy câp hiện tại 88.552