Với mục tiêu phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực tại địa bàn huyện A Lưới trên tinh thần: “Đến năm 2025 góp phần cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những trung tâm đặc sắc của tỉnh về văn hóa, du lịch và y tế; một trong những trung tâm lớn của cả tỉnh về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao. UBND huyện A Lưới đã ban hành Quyết định 1185 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2021 và đặt ra các mục tiêu chủ yếu đến năm 2025.
1. Chuyển đổi số ngành hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số tập trung vào các mục tiêu cụ thể:
- 100% hoạt động quản lý nhà nước các cơ quan từ cấp huyện đến cấp xã sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý nhà nước (ngoại trừ các văn bản Mật theo quy định).
- 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện công bố mức độ 4
- 100% quy trình xử lý dịch vụ hành chính được thực hiện bằng quy trình số.
- 50% dữ liệu chuyên ngành qua hệ thống số hóa dùng chung của tỉnh và được số hóa quy trình khai thác.
- Triển khai hệ thống phòng họp số (bao gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).
- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội” huyện A Lưới trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Hình thành bước đầu hệ thống báo cáo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của tỉnh.
2. Chuyển đổi số ngành hướng đến xây dựng Xã hội số tập trung vào các mục tiêu:
- 100% cán bộ công chức, viên chức huyện A Lưới cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S.2
- 100% người dân có điện thoại thông minh tại huyện có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ do Hue-S cung cấp.
- 100% các vấn đề của huyện được thông báo, tuyên truyền qua Hue-S.
- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân trên địa bàn huyện được xử lý đảm bảo đúng điều kiện.
3. Chuyển đổi số ngành hướng đến phát triển Kinh tế số tập trung vào các mục tiêu:
- 100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S.
- 100% người dân có cài Hue-S tại địa bàn huyện tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.
- 30% Doanh nghiệp Thương mại, dịch vụ tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.
- 20% Doanh nghiệp, cơ Sở kinh doanh tại huyệncó áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua ứng dụng Hue-S.
- Thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.