Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

“Ông tuyên truyền” ở thôn K’leng
Ngày cập nhật 16/06/2014
Hình ảnh Ông Hồ Văn Lô

Ở thôn K’leng, xã Nhâm, huyện A Lưới (Thừa Thiên- Huế), không ai là không biết đến ông Hồ Văn Lô- người đi đầu trong làm ăn, phát triển kinh tế cũng như vận động, giúp đỡ bà con trong thôn, bản vươn lên.

Sau 20 năm làm Bí thư xã Nhâm, về nghỉ hưu, công việc của ông Lô còn bận rộn hơn lúc trước. Ông trở thành người tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân.

Ông bảo với con cháu mình: “Trong kháng chiến, chúng ta vừa chiến đấu, vừa làm ăn sản xuất được. Tại sao trong thời bình, đất đai nhiều, lại còn được sự hỗ trợ của Nhà nước, mà lại để cho mình nghèo. Chỉ có người lười lao động, thiếu hiểu biết mới thiếu cái ăn, thiếu cái mặc”.

Nói là làm, ông Lô bắt tay vào chuyển đổi sản xuất, trồng tràm, quế, bưởi, đào ao thả cá. Đến nay, sản nghiệp nhà ông đã có 10ha rừng tràm và quế, 1ha chuối, bưởi, 2 ao cá và 40 thùng ong mật, bình quân mỗi năm gia đình ông có mức thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng.

Khi huyện có chính sách mở rộng diện tích cà phê nông hộ, ông Lô đã tiên phong nhận trồng 1ha. Chưa đầy 3 năm sau, vụ thu hoạch cà phê đầu tiên, mỗi ha cho năng suất từ 10 - 15 tấn, lãi ròng 40 triệu đồng.

Nhờ chuyển đổi sản xuất, cuộc sống của người Tà Ôi ở xã Nhâm đã khấm khá hơn trước rất nhiều. 8/8 thôn của xã đều đã có đường bê tông hóa, 95% hộ dân đã có điện sinh hoạt. Xã Nhâm được huyện A Lưới chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới, thôn K’leng cũng đã được công nhận làng văn hóa.

Ông chia sẻ: “Người đi làm công tác tuyên truyền phải gương mẫu đi đầu. Không được vi phạm bất cứ một điều gì. Đặc biệt là khi mình được người dân bầu chọn là người uy tín càng phải làm gương”.

Từ năm 2001 đến nay, ông đã nhận nuôi dưỡng 8 em có hoàn cảnh khó khăn. Các em ở gia đình ông ít nhất cũng 3 hay 5 năm, em ở lâu có thể đến 8 năm. Có lúc có 3 anh em trong một gia đình đến ở với ông. Đứa nào học được chữ, ông cho học chữ, đứa nào muốn học nghề thì ông hỗ trợ học nghề. Có em mồ côi, đến khi trưởng thành ông lại đứng ra dựng vợ gả chồng cho họ.

Ông Lô cũng là một người luôn đau đáu với những giá trị văn hóa truyền thống của người Tà Ôi. “Bây giờ lớp trẻ của người Tà Ôi không mấy mặn mà với giá trị truyền thống của dân tộc mình. Tôi cảm thấy buồn lắm. Trong các lần sinh hoạt ở nhà rông, tôi đều cố gắng kể lại những sự tích, phong tục, nét đẹp trong văn hóa của người Tà Ôi. Để từ đó, lớp trẻ gắn bó hơn với dân tộc mình, với quê hương mình hơn”- đó là tâm sự của ông Lô.

Theo http://danviet.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.471.692
Truy câp hiện tại 89.916