2. Khó khăn
Sự phối hợp của một số cơ quan, ban ngành trong việc tổ chức thực hiện công tác DS/KHHGĐ còn chưa đồng bộ.
Điều kiện địa lý đặc thù, đa số là núi đồi, địa bàn rộng, dân cư sinh sống thưa thớt nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyên truyền tại cơ sở.
Một số trang thiết bị truyền thông phục vụ hoạt động truyền thông nhóm, tư vấn ở tuyến cơ sở còn thiếu.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
1. Về công tác lãnh chỉ đạo, quản lý điều hành
Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã tổ chức phát động và ký giao ước, cam kết xây dựng mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giữa lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện ký giao ước giữa lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và các thôn, làng, tổ dân phố.
Chỉ đạo phòng DS/KHHGĐ (Trung tâm Y tế) thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình hoạt động từ đầu năm như: Mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên; mất cân bằng giới tính khi sinh; tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Người cao tuổi…
- Tổ chức diễn đàn truyền thông về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các trường THCS Dân tộc nội trú, trường THPT A Lưới, trường THCS-THPT Hồng Vân và trường THPT Hương Lâm.
- Tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách DS/KHHGĐ, không sinh con thứ 3 trở lên.
- Tổ chức giao ban về công tác DS/KHHGĐ giữa các thành viên Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ huyện theo hàng quý và giao ban hàng tháng với cán bộ chuyên trách của các xã, thị trấn.
2. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:
UBND huyện đã chỉ đạo phòng DS/KHHGĐ (Trung tâm Y tế) trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, cụ thể:
2.1. Công tác phối kết hợp
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện, các trường THPT tổ chức thực hiện các buổi tư vấn nhóm nhỏ trước chiến dịch tại cơ sở, tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh; phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền thanh huyện xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền phát trên hệ thống loa phát thanh.
2.2. Công tác nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành
Tổ chức 05 lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng dân số, tập huấn về xây dựng mô hình cụm dân cư, các chuyên đề về xây dựng các câu lạc bộ (CLB) như CLB Nam nông dân, CLB Tiền hôn nhân, CLB chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số, Hội người cao tuổi, Hội Liên hiệpPhụ nữ.
Rà soát thông tin số liệu, phối hợp với cán bộ chuyên trách, cộng tác viên các xã, thị trấn thu thập và nhập thông tin mới biến động vào kho dữ liệu điện tử của hệ thống thông tin chuyên ngành.
2.3. Công tác kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường và đẩy mạnh; Chỉ đạo phòng DS/KHHGĐ (Trung tâm Y tế) tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát, hướng dẫn ở cơ sở như: Kiểm tra giám sát trước, trong, sau chiến dịch; kiểm tra, đánh giá rà soát tỷ số giới tính khi sinh; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kiểm tra rà soát đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ; kiểm tra toàn diện công tác DS/KHHGĐ 6 tháng đầu năm và cuối năm 2018. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp cho công tác quản lý, điều hành chương trình tại cơ sở thường xuyên và có hiệu quả hơn.
Tổ chức kiểm tra rà soát số liệu đạt chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2018: giai đoạn 2013 – 2020: 03 xã; giai đoạn 2014 – 2020: 07 xã (06 xã đủ điều kiện đạt).
2.4. Công tác truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi
Công tác tuyền thông, giáo dục được coi là mũi nhọn hàng đầu, nhằm tăng cường nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân về công tác DS/KHHGĐ, chú trọng đến các xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, các nhóm đối tượng vị thành niên - thanh niên, nam nông dân, phụ nữ bằng nhiều hình thức với nội dung đa dạng, phong phú.
Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở về nâng cao chất lượng dân số cũng như vận động đối tượng thực hiện dịch vụ KHHGĐ phù hợp, an toàn. Tổ chức nhiều buổi diễn đàn truyền thông tại cơ sở, tổ chức tư vấn trực tiếp cho đối tượng trong các buổi nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tiền hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Triển khai cho cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ các xã, thị trấn những Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch và các văn bản liên quan đến công tác DS/KHHGĐ.
Cấp phát thông điệp, tờ rơi cho các xã, thị trấn nhằm tuyên truyền về công tác DS/KHHGĐ đến cộng đồng dân cư; Cung cấp băng đĩa phát thanh về công tác DS/KHHGĐ cho Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện.
Tuyên truyền trên Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, hệ thống loa phát thanh các xã, thị trấn về tiền hôn nhân, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...
2.5. Về xây dựng Mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”
Tổ chức tuyên truyền vận động, triển khai đăng ký xây dựng mới mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên tại các xã, thị trấn; Cấp phát hồ sơ đăng ký xây dựng mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên cho các đơn vị đăng ký.
Duy trì tốt các cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên qua các giai đoạn, hiện tại duy trì 53/110 thôn, trong đó: Có 01 thôn đạt 03 năm liền, 20 thôn đạt 01 năm và năm 2018 có 32 đơn vị đăng ký mới.
2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Tăng cường chăm sóc SKSS-KHHGĐ được thực hiện thường xuyên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho đối tượng theo hướng đa dạng hoá, thuận tiện và an toàn; đặc biệt chú trọng đối với các xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Đã tổ chức đợt chiến dịch truyền thông, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ về tận cơ sở và được cộng đồng dân cư tham gia hưởng ứng tích cực, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng, đặc biệt là phụ nữ được tiếp cận với chương trình DS/KHHGĐ, nâng cao nhận thức về phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, làm mẹ an toàn, thực hiện KHHGĐ ngày càng tốt hơn. Tổ chức tư vấn, nói chuyện nhóm nhỏ trước chiến dịch tại cơ sở được 42 buổi, với số lượng người tham gia hơn 1.377 lượt người; tổng số khám phụ khoa hơn 1.469 ca, phát hiện và điều trị cho 334 người.
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dịch vụ SKSS-KHHGĐ, tích cực truyền thông, tư vấn trực tiếp, tạo lòng tin, sự yên tâm cho đối tượng sử dụng dịch vụ KHHGĐ.
2.7. Các chương trình nâng cao chất lượng dân số
Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn về các chương trình nâng cao chất lượng dân số như: Tư vấn và khám sức khỏe Tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn; Câu lạc bộ Nam Nông dân không có người sinh con thứ 3 trở lên; Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
2.8. Thực hiện chính sách theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP:
Tổng số đối tượng được hưởng chính sách là:
- Năm 2017: tổng số đối tượng được hưởng là 198 với số tiền là 396 triệu đồng.
- Năm 2018 dự kiến: Tổng số đối tượng là 212 với số tiền là 424 triệu đồng.
- Năm 2019 dự kiến: Tổng số đối tượng là 272 với số tiền là 544 triệu đồng.
2.9. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về dân số:
Stt
|
Chỉ tiêu
|
Kế hoạch
|
Thực hiện
|
Đạt (+/-)
|
1
|
Dân số trung bình (người)
|
50.161
|
50.460
|
|
2
|
Phụ nữ 15-49 tuổi (người)
|
|
14.855
|
|
3
|
Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng (người)
|
|
10.351
|
|
4
|
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
|
1,5
|
1,63
|
+0,13
|
5
|
Tỷ suất sinh (%o)
|
18,6
|
20,5
|
+1,9
|
6
|
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%)
|
10,1
|
20,1
|
+10
|
7
|
Tỷ số mất cân bằng giới (%)
|
104,5
|
99,6
|
|
8
|
CPR (%)
|
74
|
66
|
|
* So sánh với năm 2017:
- Tỷ suất sinh đạt 20,5 %o, tăng 0,2 %o so với năm 2017.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,63%, giảm 0,04% so với năm 2017.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 20,1% tăng 6,0% so với năm 2017.
* Về các biện pháp tránh thai:
- Tổng số các biện pháp tránh thai hiện đang còn tác dụng là: 6.860 người.
- Tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai là 66%.
Stt
|
Tên biện pháp tránh thai
|
Miễn phí
|
Trong đó: Tiếp thị
|
Ghi chú
|
1
|
Dụng cụ tủ cung
|
2030
|
|
|
2
|
Đình sản
|
355
|
|
|
3
|
Thuốc uống
|
2042
|
300 vĩ
|
|
4
|
Thuốc cấy
|
140
|
|
|
5
|
Bao cao su
|
634
|
500 chiếc
|
|
6
|
Thuốc tiêm
|
1659
|
|
|