2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
A Lưới: Hướng mới cho sản phẩm dệt Dèng truyền thống
Ngày cập nhật 02/07/2018

Năm 2016, dệt Dèng (thổ cẩm) đã được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Tà Ôi.

Theo Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới, tính đến tháng cuối năm 2017, toàn huyện có 7 cơ sở sản xuất nghề dệt Dèng thổ cẩm truyền thống (thị trấn A Lưới, xã Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thượng, A Roàng, A Đớt, A Ngo) và 1 hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm A Co, với khoảng 300 lao động. Bên cạnh đó, hiện địa phương đã có 2 làng nghề được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống bao gồm làng nghề dệt Dèng A Hưa (xã Nhâm) và làng nghề dệt Dèng A Đớt (xã A Đớt), mỗi năm đào tạo hàng chục người về kỹ thuật may trang phục truyền thống. Tuy vậy, lâu nay, người dân gặp khá nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ do sản phẩm chủ yếu dệt thủ công nên năng suất thấp, giá thành cao và chất lượng chưa đồng đều.

Trước thực trạng đó, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã tiến hành khảo sát, thẩm định và hỗ trợ cho HTX Dệt thổ cẩm A Co 35 triệu đồng mua bộ dàn khung dệt cải tiến và các phụ kiện đi kèm, với công suất từ 15 - 20 mét vải/ngày. Được tiếp sức từ nguồn vốn khuyến công, HTX dệt thổ cẩm A Co đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng trang bị máy sản xuất vải Dèng. Qua đó góp phần thay đổi mô hình sản xuất từ thủ công sang máy móc ở huyện vùng cao này.

Dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ

Bà Nguyễn Thị Hồng – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dệt thổ cẩm A Co cho biết: Từ khi có dàn khung dệt cải tiến, năng suất tại HTX tăng lên rõ rệt, chất liệu vải sản xuất ra nhẹ, bền đẹp, giá thành thấp nên được thị trường ưa chuộng. Năng suất của máy gấp 5 - 7 người, trung bình mỗi người dệt 1 tấm vải Dèng dài 3m mất hơn 1 tuần, trong khi đó máy dệt cải tiến có thể dệt từ 15 - 20 mét vải Dèng/ngày. “Do sản xuất bằng máy móc nên giá thành hạ hơn, trước đây mỗi người dân chỉ có 1 - 2 bộ áo quần truyền thống để phục vụ cho dịp lễ hội thì nay họ chọn sản phẩm này để mặc trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là các trường dân tộc đã chọn sản phẩm từ khung dệt cải tiến để may áo quần cho học sinh”. Trong thời gian tới, HTX xin thêm 1- 2 máy nữa, xin hỗ trợ công tác đào tạo kỹ thuật cho con em đồng bào để nâng cao tay nghề làm việc tại HTX.

Để nghề truyền thống không mai một, Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới đã xây dựng Dự án Bảo tồn và phát triển nghề dệt Dèng thổ cẩm đồng bào dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới giai đoạn 2019 - 2021. Ông Phan Duy Khanh – Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới cho biết: Việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Việc bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống không chỉ góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo bền vững mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Tà Ôi.

T.T
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) Thường trực Liên đoàn Lao động huyện A Lưới đã đến thăm hỏi, tặng quà các đồng chí Nguyên Lãnh...
 
Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", thể hiện lòng quý trọng và biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã cống hiến, hy sinh quên mình vì sự nghiệp...