2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
Ngày cập nhật 22/04/2024

Hiện nay, các loại hình lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, homestay thường có thiết kế dạng nhà ống, nhà cao tầng; vào mùa cao điểm về du lịch sẽ trở thành nơi tập trung đông người. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn là một lĩnh vực vô cùng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của các khu vực du lịch nổi tiếng, đòi hỏi người chủ đầu tư phải có được một không gian lưu trú, nghỉ dưỡng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang đến cho họ những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình lưu trú tại khách sạn đó, đồng thời là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn. Bên cạnh việc cung cấp cho khách lưu trú những dịch vụ tốt nhất và làm hài lòng khách hàng, các cơ sở lưu trú phải luôn đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối về tính mạng cho họ và một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là chấp hành nghiêm những quy định về PCCC, phòng tránh sự cố cháy, nổ và thoát nạn là yêu cầu bắt buộc.

Đội Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an huyện A Lưới khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ cụ thể như sau:

1. Tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, thay thế đường dây dẫn điện đã cũ, hỏng; lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu chì, rơ le, attomat cho từng khu vực.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC để nâng cao ý thức về công tác PCCC cho nhân viên và người thuê phòng.

3. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực.

4. Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và duy trì hoạt động thường xuyên đối với lực lượng này. Tăng cường công tác thường trực, tuần tra, đảm bảo đủ lực lượng PCCC cơ sở để giải quyết kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra.

5. Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những thiếu sót về PCCC, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định, nội qui PCCC.

6. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường, trang trí nội thất, cách âm; phông màn, rèm cửa phải được xử lý bằng chất chống cháy.

7. Quản lý chặt chẽ, sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt.

8. Không bố trí hàng hóa, vật tư, vật liệu dễ cháy và dễ bắt cháy gần với vị trí đặt ổ cắm điện, các thiết bị đóng ngắt cầu dao, aptomat, các thiết bị tiêu thụ điện, đặc biệt là thiết bị có khả năng sinh nhiệt, tia lửa dễ dẫn đến khả năng xảy ra cháy lan do tiếp xúc hoặc khi có sự cố chập điện.

9. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát, không để các vật dụng che chắn lối thoát nạn trên hành lang, cầu thang của tòa nhà, không chèn, khóa cửa buồng thang, cửa ra thoát nạn.

10. Thiết kế lắp đặt hệ thống chống sét theo đúng tiêu chuẩn. Kiểm tra và đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét định kỳ.

11. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều tình huống giả định để chủ động xử lý khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra.

12. Thường xuyên kiểm tra các phương tiện PCCC của cơ sở, đảm bảo sự hoạt động của hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động (nếu có), hệ thống cấp nước chữa cháy, máy bơm chữa cháy, các bình chữa cháy xách tay, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn để kịp thời xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra và hướng dẫn thoát nạn.

13. Để thoát nạn an toàn mọi người chỉ được dùng thang bộ, tuyệt đối không được dùng thang máy để thoát nạn, bởi vì hệ thống điện cung cấp cho thang máy có thể bị mất và thang sẽ dừng lại đột ngột ở vị trí bất kỳ, người bị nạn sẽ kẹt trong thang và có nguy cơ bị ngọn lửa tác động, hít phải khói, khí độc dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

14. Đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động PCCC.

15. Khi xảy ra cháy, nổ bình tĩnh để xử lý tình huống, nhanh chống cắt điện khu vực cháy, báo động cho mọi người biết để kịp thời di chuyển ra ngoài theo bảng chỉ dẫn thoát nạn. Khi phải thoát ra khu vực có khói, lửa phải dùng mặt nạ phòng độc hoặc khăn, giẻ mềm thấm nước để che chắn mặt, cơ thể; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh gọi điện thoại báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số máy 114 đồng thời  sử dụng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy ngay tại thời điểm ban đầu.

Cháy, nổ luôn gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng con người, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự hỗ trợ của các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thì điều cần thiết hơn là mọi nhân viên cần nâng cao hơn nữa ý thức PCCC ngay tại cơ sở mình đang hoạt động kinh doanh.

Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện A Lưới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
      Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20/11, huyện A Lưới tổ chức tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) nhằm tri...
 
      Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), ngày 20/11/2024, đồng chí Huỳnh Công Quảng, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND...