2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Sách mới ở Thư viện huyện A Lưới
Ngày cập nhật 18/03/2011
Sách dự án văn hóa dân gian

Trong thời gian qua, thư viện huyện A Lưới không ngừng được đầu tư cơ sở vật chất khang trang như phòng đọc sách, kho sách được nâng cấp, sắp xếp thư mục có khoa học, số lượng sách mới được bổ sung kịp thời.

 Hằng tháng thu hút trên 50 lượt bạn đọc khắp các cơ quan, trường học trên địa bàn huyện. Đây là một nét văn hóa cần được phát huy ở thư viện.Ngoài những sách báo đã có từ trước đến nay, trong những tháng qua, thư viện huyện A Lưới được bổ sung thêm nhiều đầu sách có giá trị. Trong đó có thể kể đến bộ sách thuộc Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sách Dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, và sách Truyện cổ Pacô. Các sách này hiện đang lên thư mục và phục vụ bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Như chúng ta đã biết Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam do GS.TSKH Tô Ngọc Thanh làm Chủ tịch Hội. Tôn chỉ mục đích của Hội là: “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam”. Trên cơ sở thành quả của các công việc trên, Hội Văn nghệ dân gian là một trong những đội quân chủ lực góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng tạo và giữ gìn trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dân tộc.

Với mục đích và ý nghĩa đó, trong năm 2010, Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam đã tăng cường cho thư viện huyện A Lưới trên 30 đầu sách gồm các lĩnh vực: Địa chí, Văn hóa dân tộc thiểu số, Văn học dân gian người Việt, các sách này được in ấn trang nhã, trình bày đẹp, nội dung phong phú. Tiêu biểu các cuốn sau: Địa chí làng Thổ Ngọa, Đời sống văn hóa gia tộc vùng Huế, Tìm về câu đố người Việt, Dân ca Mường, Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, Xường cài hoa của dân tộc Mường, Mo trong đám tang của dân tộc Giáy….Được biết trên địa bàn huyện A Lưới, chỉ có Trường Trung học cơ sở và Dân tộc Nội trú A Lưới và Thư viện huyện là 2 đơn vị được hưởng thụ sách của Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam.

Kho sách Thư viện huyện A Lưới

Cuốn sách Dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế sau gần 7 năm được ra mắt bạn đọc. Công trình này là sản phẩm từ đề tài: ““Sưu tầm dân ca - dân nhạc - dân vũ các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế” (Đề cương nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2003 - 2004) do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, được tuyển chọn theo phương thức đầu thầu. Lúc đầu có 2 đơn vị tham gia đấu thầu: đơn vị thực hiện là Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Do Hiệu trưởng - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng làm chủ nhiệm đề tài.

Khi đọc sách, người đọc sẽ thấy rõ những tâm sự của nhóm làm sách và chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện được bức tranh tộc người ở miền núi Thừa Thiên Huế, nói là các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng nhóm thực hiện đã dẫn liệu từ hai dân tộc chính là Tà ôi và Cơtu mà thôi: “Công trình này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là dân ca, dân nhạc, dân vũ của hai dân tộc thiểu số Tà ôi và Cơtu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Bởi hai lí do: Thứ nhất: hai dân tộc này chiếm 98% tổng dân số các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thứ hai: hầu hết các tộc người thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều cùng một nhóm ngôn ngữ, lại đang sống cận kề nhau, xen kẽ nhau, do đó, dân ca, dân nhạc, dân vũ của họ có rất nhiều điểm tương đồng, đến mức không thể phân định bài hát, bản nhạc hay nhạc cụ nào là của dân tộc này hay của dân tộc kia. Lấy dân ca, dân nhạc, dân vũ của 2 tộc người chiếm đa số của tỉnh làm đại diện, trong trường hợp này là hợp lí”.

Trong phần mở đầu, với sự thống kê của nhóm tác giả cho chúng ta thấy được một sự làm việc cật lực, cần mẫn trong các khâu, đoạn khi thực hiện đề tài. Nhóm thực hiện đã tham khảo gần 70 mục tài liệu về văn hóa dân gian, văn học, dân tộc học, nghệ thuật, xã hội học, địa lí học, đồng thời tham gia ghi âm, ghi hình, phác họa những lời ca, điệu múa, trình tấu nhạc…Không chỉ dừng lại ở đó, công trình được hoàn thành cũng nhờ một lực lượng cộng sự đông đảo từ Đội Thông tin lưu động 2 huyện Nam Đông và A Lưới cũng như Đội văn nghệ dân gian các làng, bản, xã ở hai huyện nói trên. Những đóng góp của các nghệ nhân dân gian này cũng được nhóm thực hiện đề tài trân trọng bằng cách minh họa những hình ảnh thể hiện động tác múa và bên dưới có chú thích tên của từng người.

Đi sâu vào nội dung gồm các phần:
 - “Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế và những đặc trưng văn hóa tộc người” phần này cho người đọc biết được nét đặc trưng trong môi trường cư trú, vấn đề thành phần tộc người, những đặc trưng văn hóa tộc người.
- Tiếp theo đó là từng chương giới thiệu từng mảng:
+ Dân ca với nội dung giới thiệu nét “Sinh hoạt âm nhạc trong đời sống của người Tà ôi, Cơtu”, “Các làn điệu dân ca”, cuốn sách đã giới thiệu 8 làn điệu dân ca của 2 dân tộc, đồng thời có phiên âm tiếng nhóm Pacô như: Calơi, Ântói, Chachấp, Xiêng, Babói, amiêng, Hát ru, Ra rọi, Nha nhim. Trong 8 làn điệu này có đến trên 10 bài dân ca minh họa bởi song ngữ Tà ôi/Cơtu - Việt, và kí âm đây là một nét mới và hay mà trước đây chưa có công trình nào làm được khi nghiên cứu đề tài này.
+ Phần Dân nhạc ngay từ đầu chương, các tác giả đã đi thẳng vào việc phân loại các nhạc cụ với số lượng 20 nhạc cụ được chế tác từ nguồn nguyên liệu địa phương, nhạc cụ của người Tà ôi, Cơtu có đầy đủ các họ tự thân vang, màng rung, hơi và dây. Sau khi phân loại 20 loại nhạc cụ theo từng họ, chi thì các tác giả nêu Một số đặc điểm dân ca, dân nhạc các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế.
+ Đến với chương Dân vũ, cuốn sách như thu hút người đọc bởi những động tác uyển chuyển của những người nghệ sĩ Tà ôi, Cơtu nơi đây.
Ở chương 4 lại một lần nữa các tác giả lại tạo mối liên hệ giữa dân nhạc và dân vũ. Các tác giả cũng đã nêu được mối quan hệ giữa trang phục và đạo cụ múa, trong trang phục múa người Tà ôi, Cơtu sử dụng 7 loại (âr toong, a păch (târ bọ), âr poong (âm prong), pa hiceny, ân nai ngăh, pa koom, tăng ooh), đạo cụ múa thuộc nhạc cụ có trống, đồng la, chiêng, tù và sừng trâu, kèn sừng trâu, khèn bè, cồng, sáo, đàn Ta lư, sáo tre. Đạo cụ, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí gồm rựa, gùi, ống đựng rượu, ống nứa uống rượu, giáo, khiên, gậy chọc lỗ trỉa lúa.
Sau khi kết thúc 4 chương dày dặn, như thể thay đổi thực đơn, các tác giả còn thể hiện phần phụ lục rất công phu với một số hình ảnh minh hoạ các thế múa cơ bản của người Tà ôi, Cơtu do các anh chị ở Đội Thông tin lưu động huyện A Lưới thể hiện đó là: Ta Dưr Tư (Pacô), Aren Đời (Cơtu), Pi Kê Dơ (Pacô), A Viet Ple (Tà ôi) và Đội văn nghệ xã A Roàng trong phần múa có 27 ảnh màu minh họa, phần dân nhạc có 13 ảnh màu minh họa. Phần sau cùng của phụ lục là 27 bản kí âm về dân ca và dân nhạc. Tiếp đến ở Thư viện huyện A Lưới còn có ấn phẩm Truyện cổ Pacô của tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong và Ta Dưr Tư, sách ở dạng sưu tầm, biện soạn, giới thiệu 19 truyện cổ Pacô gồm: Nguồn gốc dân tộc Pacô, Klang Niếtka, Kuplụu - Ârpụ Ârpụut, Kân Tưi Akọ Kụt, Sự tích các loài rắn ở núi Ki Kaal, Ku mǒǒr Aong Aên, Avỗ Ân yểu Ặt Maanh, A chẹe Klek Kkleẽu, La lâu - Âr ai, Ku mǒǒr Ta Ngực, Ky Nhiêr, La lâu Tu dê, Nha kả chau, Nha Koonh Koon, Nha xiěm xai (1), Nha xiěm xai (2), Nha xiěm xai (3), A dŏŏn, Piêr Choonh. Được biết đây là tập truyện đầu tiên của người Pacô được đứng độc lập điều mà trước đây nhiều nhà nghiên cứu thường hay ghép chung truyện cổ Pacô vào chung với dân tộc Tà ôi. Truyện cổ của người Pacô đang còn tiềm ẩn rất nhiều ở các nghệ nhân dân gian mà chúng tôi chưa có dịp khám phá, giới thiệu vì điều kiện thời gian hạn hẹp. Chúng tôi sẽ cố gắng sưu tầm ghi chép thêm nhiều hơn nữa nhằm và mong muốn giới thiệu bạn đọc gần xa hiểu về nét văn hóa cổ tích của người Pacô. Đồng thời chúng tôi muốn lưu giữ cho đời sau tìm đọc, hiểu trân trọng cội nguồn gốc rễ của chính dân tộc mình. 
Xin giới thiệu với các độc giả, các nhà nghiên cứu, sinh viên và đặc biệt ưu ái dành tặng đồng bào các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế thân yêu.

 

Tập tin đính kèm:
Khánh Phong
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
      Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20/11, huyện A Lưới tổ chức tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) nhằm tri...
 
      Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), ngày 20/11/2024, đồng chí Huỳnh Công Quảng, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND...