2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
A Lưới thực hiện chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2006-2010
Ngày cập nhật 04/03/2011

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các doanh nghiệp, dịch vụ, nghề truyền thống phát triển thêm đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, trong đó lao động nữ chiếm ưu thế trong các ngành và lĩnh vực như dệt dzèng, may mặc, dịch vụ thương mại, giáo dục đào tạo, y tế.

Chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động cũng là một trong những chương trình trọng điểm của huyện. Trong các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo tạo việc làm ở địa phương thì phụ nữ là một trong những đối tượng chính sách được ưu tiên hưởng lợi. Nhờ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng được cải thiện rõ rệt. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả đáng phấn khởi, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35.03%, đến năm 2010 hạ xuống còn 24.58%, bình quân giảm 2.09%/năm.

Công tác đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm tại địa phương cũng như đi xuất khẩu lao động nữ đã được các cấp các ngành quan tâm và có chuyển biến tích cực, cụ thể năm 2006 tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động nữ được đào tạo việc làm mới là 12%, năm 2007 là 15%, năm 2008 tăng lên 20%, năm 2009 tăng lên 22%, các ngành nghề được đào tạo tập trung chủ yếu là may công nghiệp, làm hàng tiểu thủ công nghiệp (dệt dzèng, làm chổi đót)…Tỷ lệ thất nghiệp lao động nữ từ 1.47% (153/10365) năm 2008 tăng lên 1.55% (165/10630) năm 2009, nguyên nhân tăng là diện tích đất sản xuất giảm do các công trình thủy điện trên địa bàn.

Toàn huyện số hộ nghèo hiện nay là 2458 hộ, chiếm tỷ lệ 24.58%, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là 490, từ năm 2006 đến nay bằng nhiều hình thức giúp phụ nữ nghèo có điều kiện giải quyết khó khăn cải thiện cuộc sống gia đình, các cấp hội phụ nữ đã giúp nhau như hướng dẫn kiến thức làm ăn, tập huấn kiến thức khoa học kĩ thuật, cho vay vốn, cho mượn vốn không lấy lãi, tham mưu cho lãnh đạo địa phương nhận làm một số công việc khác, nhờ vậy đã giúp cho một số chị em thoát nghèo, hàng năm chị em nghèo có nhu cầu vay vốn được các cấp hội tín chấp cho vay tuỳ theo điều kiện khả năng để làm kinh tế, từ năm 2006 đến nay, hội đã tín chấp giải ngân cho 75 hộ được vay, nâng tổng dư nợ hiện nay qua kênh hội là 53.659 triệu, trong đó số phụ nữ nghèo làm chủ hộ được vay chiếm 15.36%.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến tích cực, đội ngũ giáo viên cơ bản đủ, đồng bộ và từng bước được chuẩn hoá, đây là ngành mà tỷ lệ cán bộ nữ chiếm khá đông 971/706 chiếm 72.7%, đặc biệt là hệ thống mầm non và tiểu học. Chất lượng giáo dục ở các cấp học được tăng dần qua các năm. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhà trường và gia đình nên tỷ lệ em gái từ 11 - 14 tuổi tốt nghiệp chương trình tiểu học và vào được lớp 6 đạt 51%, tăng tỷ lệ đi học của nữ ở cấp THPT từ 11.3% năm 2006, tăng lên 14.3% năm 2009.

Công tác giáo dục cộng đồng được đẩy mạnh và xã hội hoá, hiện nay toàn huyện đã xây dựng được 14 trung tâm học tập cộng đồng trên 14 xã, thị trấn, đây là một loại hình đào tạo bồi dưỡng rất bổ ích, thiết thực, phù hợp với bà con nông dân và phụ nữ ở nông thôn.

Tỷ lệ phụ nữ được xoá mù chữ trong tổng số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40 là 9708/21695 chiếm 44.7%, đến nay tình trạng điểm chỉ thay chữ ký đã giảm dần.

Về công tác cán bộ nữ được các cấp, các ngành quan tâm chú ý cả về chất lượng lẫn số lượng. trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã gửi đi đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ đạt tỷ lệ 24.9% giúp cho chị em thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ công tác được giao.

Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em không những được các ngành chức năng thực hiện tốt mà còn thu hút sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội và cả cộng đồng, nhờ vậy hầu hết các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đặc biệt chiến dịch truyền thông dân số hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần đạt 50.06%, số bà mẹ sinh tại các cơ sở y tế đạt trên 90%, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh và tỷ lệ nữ hộ sinh trung cấp đạt 100% nhờ vậy giảm tỷ lệ tử vong có liên quan đến thai sản, trong 5 năm không có trường hợp mẹ tử vong có liên quan đến thai sản.

Để bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ nông thôn trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ đến cơ sở Hội LHPN huyện đã phối hợp với ngành bảo hiểm xã hội huyện triển khai chương trình Bảo hiểm y tế tự nguyện cho cán bộ Hội viên phụ nữ 21 xã, thị trấn, đến nay đã có 80% chị tham gia, nhờ đó đã giải quyết một phần khó khăn cho các chị khi ốm đau nằm viện.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2005 chiếm 34.34%, năm 2010 còn 30.1%, giảm 4.24%.

Công tác phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, bạo lực gia đình có sự phối hợp với Hội LHPN huyện, công án và các ban ngành liên quan. Do đó số vụ liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ được bảo vệ và giảm đáng kể, trên địa bàn huyện có 15 phụ nữ là nạn nhân buôn bán người, trong đó có 4 chị chưa trở về, 11 chị đã trở về và được hỗ trợ mọi mặt để làm ăn.

Số lượng cán bộ nữ tham gia cơ quan lãnh đạo của Đảng: Huyện uỷ viên là nữ nhiệm kì 2010 - 2015 là 6/45, chiếm 13.3%. Tham gia cấp uỷ cơ sở khối xã, thị trấn nhiệm kì 2010 - 2015 là 52/344 chiếm 15.1%. đặc biệt trong đó có 01 bí thư và 02 Phó Bí thư Đảng bộ xã là nữ, độ tuổi còn rất trẻ.

Số lượng cán bộ nữ là đại biểu HĐND các cấp: HĐND huyện nhiệm kì 2004 - 2011 là 6/25 chiếm 24%, HĐND cấp xã, thị trấn nhiệm kì 2004 - 2011 là 52/344 chiếm 15.1%.

Số lượng cán bộ nữ tham gia Mặt trận và các đoàn thể nhân dân: Trưởng, phó các đoàn thể nhân dân cấp huyện năm 2005: 4/17 chiếm 23%, năm 2010: 5/17 chiếm 29.4%, tăng 6.4%.

Số lượng cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo các ngành cấp huyện: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, phó phòng, ban chuyên môn cấp huyện năm 2005 là 12/38 chiếm 31.5%, năm 2010 là 12/40 chiếm 30% (giảm 1.5%).

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông: năm 2006 là 19/61 (chiếm 31.1%), năm 2010 là 59/93 (chiếm 63.4%), tăng 32.3%.

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nữ nên trong những năm qua có 12 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác hội cho 420 lượt chị tham gia, củng cố Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp cơ sở, 42 chị tham gia học tại Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, 1 chị đi học cao cấp chính trị góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ hội phục vụ công tác tốt hơn.

Trong thời gian tới nhằm phát huy tiềm năng, tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ nhằm nâng cao vị trí vai trò của phụ nữ trên lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, xoá bỏ triệt để mọi hành động xâm hại đến phụ nữ, trẻ em, tạo bình đẳng giới. Có chính sách quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ nữ, tạo cơ hội, phát huy tiềm năng sáng tạo phấn đấu vươn lên của phụ nữ góp phần vào công cuộc đổi mới của huyện nhà. Thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Khánh Phong
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
      Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20/11, huyện A Lưới tổ chức tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) nhằm tri...
 
      Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), ngày 20/11/2024, đồng chí Huỳnh Công Quảng, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND...