2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Ổn định, phục hồi cuộc sống sau bão lũ
Ngày cập nhật 04/11/2020

Cùng với việc tiếp tục chủ động ứng phó với diễn biến mới của thời tiết, huyện A Lưới đang dồn sức khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.

Cùng ổn định cuộc sống

Mưa vừa dứt, căn nhà ông Lê Văn An (xã Hồng Hạ, huyện A Lưới) cũng nhanh chóng được dựng lại. Cả chục thanh niên cùng lực lượng các chiến sĩ biên phòng, dân quân… cùng nhau lợp lại mái nhà, dọn dẹp cây gãy đổ, bùn đất giúp ông An sớm trở lại cuộc sống thường nhật. Trong căn nhà vừa được sửa sang, ông An xúc động: “Nếu không được hỗ trợ, giúp đỡ, chắc phải mất thời gian dài, chúng tôi mới làm lại được nhà”.

Mưa bão trong tháng 10/2020 khiến hàng trăm căn nhà tại huyện A Lưới bị sập, tốc mái, hư hỏng; hơn 2.676 hộ/9.709 khẩu phải di dời để tránh bão số 9 hoặc nằm trong vùng nước ngập sâu và nguy cơ sạt lở cao.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, ngay sau khi nước rút, các lực lượng đã hỗ trợ người dân sửa lại nhà bị tốc mái, dọn dẹp bùn đất, khắc phục sự cố sạt lở.

“Người dân cùng lực lượng công an, biên phòng, thanh niên, dân quân… chung tay khắc phục hậu quả thiên tai. Người dân cùng các lực lượng còn vệ sinh môi trường, dọn dẹp các tuyến đường để vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa hạn chế nguy cơ dịch bệnh. Nỗ lực của các đơn vị cùng sự đồng lòng của người dân nên nước rút đến đâu, công tác khắc phục được triển khai nhanh đến đó”, ông Hùng nói.

Các lực lượng ra quân giúp dân khắc phục hậu quả lụt bão

Mưa lũ gây thiệt hại lớn về nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Nước ngập ở nhiều căn nhà khiến lương thực của người dân bị ướt. Các đơn vị chức năng tại huyện A Lưới đã nhanh chóng kết nối các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm để người dân vượt qua giai đoạn khó nhất, động viên tinh thần để người dân “đứng dậy” sau mưa, lũ.

Bà Lê Thị Mai Loan, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện A Lưới cho biết, thông qua kênh kết nối của Mặt trận, đến cuối tháng 10/2010, đã tiếp nhận và phân bổ hơn 8.750 suất quà với tổng trị giá hơn 2,9 tỷ đồng. Nguồn hỗ trợ được phân bổ hợp lý về các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ, ưu tiên giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ông Lê Văn Nghếu, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn thông tin, từ gắn kết giữa người dân với thôn xã và từ xã với các ban ngành của huyện, khó khăn của người dân sau mưa lũ dần được giải quyết. Thiệt hại của người dân được các lực lượng rà soát kỹ và báo cáo lên huyện hằng ngày; từ đó các ban, ngành, đơn vị chức năng nắm được nhu cầu người dân. Đến nay, người dân không chỉ nhận được giúp đỡ về lương thực, nhu yếu phẩm mà một số trường hợp còn được hỗ trợ một phần kinh phí để sửa sang lại nhà cửa bị sập, hư hỏng.

Dốc sức khắc phục hậu quả

Bên cạnh các giải pháp cứu trợ, giúp đỡ khẩn cấp cho người dân, huyện A Lưới đặt ra nhiều giải pháp để khắc phục hệ thống giao thông, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuẩn bị cho mùa vụ đông xuân.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, đợt mưa lũ dài ngày khiến gần 60 công trình thủy lợi, nhiều công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng. Nông nghiệp bị thiệt hại nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp người dân. Vụ đông xuân năm nay dự kiến bắt đầu sớm, từ khoảng ngày 20/12, vì vậy việc khắc phục hậu quả do mưa lũ trong nông nghiệp sẽ được làm khẩn trương.

“Rất nhiều địa phương có nhiều công trình về thủy lợi, nông nghiệp bị hư hỏng. Chúng tôi đang tiếp tục tập trung lực lượng rà soát kỹ để có hướng xử lý. Những khu vực bị bồi lấp nhiều, công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng không thể trồng lúa nước sẽ chuyển đổi cây trồng lương thực, chủ yếu sang cây ngô. Đối với những địa phương, khu vực có mức độ hư hỏng các công trình thủy lợi ít hơn, sẽ tập trung khắc phục, sửa chữa nhanh để phục vụ tưới tiêu cho vụ mới. Ngành nông nghiệp huyện và các địa phương cũng đang chuẩn bị nguồn giống cho vụ mới”, ông Lập khẳng định.

Các tuyến đường giao thông bị hư hỏng nặng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm ăn và đi lại của người dân. Theo lãnh đạo huyện A Lưới, đối với nhiều đoạn đường bị sạt lở nặng, nhất là tuyến Quốc lộ 49A, đường Hồ Chí Minh, huyện đã có những kiến nghị với Trung ương, tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để khắc phục hạ tầng, đảm bảo các công trình giao thông trọng điểm.

 

Trong điều kiện có thể, huyện đang chỉ đạo khắc phục sớm với một tuyến đường, công trình phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Với những khu vực nguy cơ sạt lở cao nhưng cần nguồn vốn và thời gian sửa chữa, huyện cũng bố trí lực lượng, phương tiện cảnh báo, đảm bảo an toàn cho người dân.

(Theo www.baothuathienhue.vn)

T.T
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
      Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20/11, huyện A Lưới tổ chức tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) nhằm tri...
 
      Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), ngày 20/11/2024, đồng chí Huỳnh Công Quảng, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND...