2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Nữ cán bộ dân số giàu lòng nhân ái
Ngày cập nhật 09/06/2015
Bà Lộc trò chuyện về sức khỏe sinh sản khi người dân đến khám ở trạm y tế

(TTH) - Gần 20 năm gắn bó với công tác dân số, kiêm nhiệm nhiều vai trò xã hội, bà Trần Thị Lộc (sinh năm 1964) không ít lần một mình ôm thùng đi vận động, quyên góp giúp đỡ người nghèo.

Tâm huyết

Là người con của thị trấn Sịa (Quảng Điền), lên 12 tuổi, bà Lộc theo gia đình đi kinh tế mới ở xã Sơn Thủy (A Lưới). Học hết lớp 9, bản thân là người con đầu nên phải bươn chải giữa cuộc đời để kiếm sống nuôi em. Lấy chồng năm 1985, sau đó sinh con, nhưng trong tâm luôn ấp ủ mơ ước phải làm được điều gì đó cho xã hội.

Năm 1996, bà Lộc được bầu vào Ban Chấp hành phụ nữ cụm dân cư, sau đó đi học y tế thôn bản. Hai năm sau, bà kiêm luôn công tác dân số, vừa tuyên truyền chăm sóc sức khỏe nhưng cũng vận động kế hoạch hóa gia đình cho bà con ở địa phương. Nguồn phụ cấp chỉ 20.000 đồng/tháng (năm 1996) với địa bàn rộng, dân cư đông là một trở ngại lớn. Để tiếp tục được công việc tuyên truyền cho người dân, 3 giờ sáng mỗi ngày, chị phải một đầu gánh con, một đầu gánh từng gói kẹo, bánh lọc đi bán kiếm tiền. Bà Lộc kể: “Đó là những ngày cơ cực nhất.

Ngày rảo bước với những gánh hàng mưu sinh, đêm đến gõ cửa từng nhà dân tuyên truyền vận động. Khó nhất, không chỉ là gánh nặng gia đình mà còn phải tìm hiểu kỹ phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số mới dễ dàng nắm được tâm lý người dân. Trong kí ức những ngày đi vận động, không ít lần phải rút tiền dành dụm của bản thân ra giúp đỡ người dân. “Lần đó, có hai vợ chồng ở địa phương sinh con đông. Khi đến nhà vận động người vợ đặt vòng, họ đồng ý. Thế nhưng khi quay lại nhắc nhở, họ đưa ra lí do bận giữ con, bận đi bán đồ để có tiền mua gạo. Bản thân tôi phải lấy tiền lưng ra mua gạo, rồi giữ con, đi bán giúp họ, họ mới đồng ý đến cơ sở y tế”, bà Lộc kể.

Năm 2008, bà Lộc mới chính thức nhận những đồng lương đầu tiên, đồng nghĩa với hơn 10 năm, gần như “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Khi hỏi những động lực khiến bản thân cố gắng, bà cười bảo: “Tôi yêu nghề này và thích được gần dân, được làm gì đó cho địa phương nơi mình đang sinh sống”.

Giàu lòng nhân ái

Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện A Lưới nhận định: “Bà Trần Thị Lộc là một phụ nữ điển hình có nhiều việc làm thiện nguyện ý nghĩa. Những việc làm của bà rất đáng trân trọng và nêu gương”.

Nếu kể về những vai trò công việc, có lẽ bà Lộc đảm nhiệm rất nhiều: cán bộ y tế thôn bản, trưởng thôn, cộng tác viên dân số, chuyên trách dân số thị trấn A Lưới (2007), Phó Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn A Lưới (2008). Bà tâm sự, mỗi vai trò gắn liền một trách nhiệm, công việc nào cũng khó khăn, nhưng chính sự tâm huyết đã hóa cái khó thành dễ. Khi đến với công tác ở Hội Chữ thập đỏ, lòng yêu nghề càng lớn hơn, thôi thúc bà không ngồi yên một chỗ. “Dịp cuối năm, tôi hay ôm thùng đến chợ xin các nhà hảo tâm giúp đỡ người nghèo và những nạn nhân chất độc màu da cam có cái tết nhỏ. Tuy không nhiều, có lần được 12-15 triệu đồng rồi chia ra, đó cũng là nguồn động viên với họ”.

Để làm gương cho người dân tự nguyện hiến máu, đến nay, bà Lộc có 25 lần hiến máu, trở thành người hiến máu nhiều nhất của huyện A Lưới. Nữ cán bộ y tế tâm sự, không chỉ thường xuyên đi vận động ủng hộ người nghèo, tai nạn, bệnh tật, bà cũng hay tìm những nhà hảo tâm và hướng dẫn thủ tục để giúp đỡ những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có cơ hội khỏe mạnh.

Hỏi về những kỷ niệm vui nhất trong “nhật ký thiện nguyện”, bà Lộc kể, đó là những lần đi xin tiền và tìm chỗ dạy nghề miễn phí cho các thanh thiếu niên ở A Lưới. “Thấy các em có hoàn cảnh, tôi đi xin những chỗ may, sửa xe đạp cho các em học để có cái nghề. Xin được nơi học, cũng phải đi xin tiền để mua đồ nghề. Có những người ra nghề làm được, nhưng cũng có em sau đó tìm đến con đường làm ăn khác, nhưng tôi vui trong lòng vì các em không bơ vơ, thiếu việc làm nữa”.

Được nhiều cơ quan như Bộ Y tế, UBND tỉnh, Chi cục Dân số tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh,…tặng bằng khen, giấy khen nhưng bà Lộc luôn khiêm tốn: “Điều tôi ước ao là có thật nhiều sức khỏe và trau dồi thêm kiến thức để tiếp tục đi tuyên truyền, vận động người dân, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp”.

Theo http://baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhân Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024), chiều ngày 26/7/2024, Bảo hiểm xã hội huyện A Lưới đã tổ chức buổi gặp mặt tri ân nhân viên là thương...
 
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh Liệt sĩ Việt Nam (27/7/1947-27/7/2024). Sáng ngày 26/7, Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN huyện A Lưới tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện để tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì...