2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Lễ hội truyền thống ADa Koonh của người Pa Cô được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Ngày cập nhật 30/12/2019

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 4582/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có Lễ hội truyền thống ADa Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giai đoạn năm 2018 - 2019, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế vàPhân Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, đã tiến hành xây dựng bộ hồ sơ khoa học và phục dựng lễ hội ADa Koonh (Mừng lúa mới) truyền thống của người Pa Cô, huyện A Lưới nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới.

Lễ hội ADa Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô, được thực hiện thông qua rất nhiều nghi lễ: Nghi lễ a xa a rah (Lễ tẩy rửa), Nghi lễ Cha chootq (Lễ chuẩn bị), Nghi lễ Ka coong tro ( Lễ mời mẹ lúa), Lễ cúng A da (Các giống cây trồng), Lễ cúng cho Giàng Xứ (Giàng sông, suối, gió, núi, mây, lửa, đất, đường xá…), Lễ cúng Giàng Ku muuiq. (Những người đã khuất ), Lễ cúng Giàng Pa nuôn (Vị thần chở che khi đi buôn bán), Lễ cúng Giàng A zel, Lễ cúng Giàng Cợt ( Vị thần ban tặng con người), Lễ cha đooi âr beh (Lễ ăn cơm mới)…

Lễ hội ADa Koonh không ấn định khoảng cách thời gian tổ chức, năm nào cả làng được mùa lớn thì tổ chức lễ hội diễn ra vào khoảng tháng 12 âm lịch khi mùa vụ thu hoạch xong. Lễ hội ADa Koonh truyền thống có nghi lễ đâm trâu, lượng khách mời lớn, con cháu trong làng và các già làng trưởng họ, bạn bè, thân hữu của các làng kết nghĩa. Đây là một trong những nét văn hóa tốt đẹp, độc đáo mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy và duy trì hàng năm đúng theo chu kì của nó, bởi ADa không chỉ là lễ hội, là ngày tết vui tươi nhộn nhịp mà còn thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng đặc biệt là mẹ cây lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lễ hội ADa để khẳng định tình cảm gắn bó thiêng liêng sống chết có nhau, no đói cùng nhau của con cháu làng bản.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới sẽ tiếp tục chỉ đạo Phòng văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các dòng họ và các già làng duy trì định kỳ hàng năm tổ chức tái hiện Lễ hội A Da Koonh truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội này.

Hồ Văn Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
Ngày 21/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 2719/QĐ-UBND về việc Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên...
 
BHXH, BHYT là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng nhằm mục đích chăm lo, bảo vệ và phát triển con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã...