2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
UBND huyện thông qua Dự thảo Đề án Khôi phục và phát triển nghề truyền thống huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020
Ngày cập nhật 30/05/2014
Đ/c Nguyễn Quốc Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu chỉ đạo

Vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức cuộc họp thông qua Dự thảo Đề án Củng cố và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, do đồng chí Nguyễn Quốc Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì.

Tham dự cuộc họp, có đại diện Thường trực HĐND huyện, lãnh đạo Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân huyện; đại diện lãnh đạo các phòng, ban và các xã, thị trấn liên quan.

Tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện lãnh đạo phòng Công thương thông qua Dự thảo Đề án Củng cố và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (lần 03); ý kiến tham gia của các thành viên tham dự, đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện, ghi nhận và biểu dương phòng Công thương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc xây dựng Đề án; tuy nhiên, Dự thảo Đề án vẫn còn nặng về lý luận, dàn trải, chưa tập trung và thiếu tính khả thi.

Để sớm hoàn thiện Đề án, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị phòng Công thương điều chỉnh, bổ sung một số nội dung như:

- Chú trọng và tập trung khôi phục, phát triển một số nghề truyền thống mà huyện A Lưới đã có thế mạnh từ trước như zệt thổ cẩm, mây tre, đan lát,...

- Đối với phần thực trạng phát triển nghề truyền thống: Tập trung phân tích, làm rõ và đánh giá tình hình phát triển 03 nghề truyền thống: Zệt thổ cẩm, đan lát mây tre và chổi đót cho đến năm 2013. Trong đó, phải thống kê có bao nhiêu xã đang duy trì và phát triển nghề truyền thống; thu hút và giải quyết được bao nhiêu lao động, thu nhập bình quân của 01 lao động/tháng…; đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển nghề truyền thống thời gian qua (để làm căn cứ đề xuất, kiến nghị giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới).

- Đối với các mục tiêu phải rõ ràng, ngắn gọn và cụ thể, như: Đến năm 2020 sẽ có bao nhiêu làng nghề sẽ được hình thành; giải quyết, thu hút được bao nhiêu lao động, thu nhập của người lao động sẽ được cải thiện, nâng cao như thế nào…; đồng thời, đây cũng là cơ sở, chỉ tiêu để đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án.

- Phần các giải pháp tổ chức thực hiện: Phải cụ thể, chi tiết dựa trên tình hình thực tế của từng địa phương để xây dựng, để xuất giải pháp đảm bảo tính khả thi nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra; đồng thời, phải gắn với nguồn lực đầu tư và khả năng của ngân sách huyện để triển khai thực hiện Đề án./.

M.G
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhân Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024), chiều ngày 26/7/2024, Bảo hiểm xã hội huyện A Lưới đã tổ chức buổi gặp mặt tri ân nhân viên là thương...
 
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh Liệt sĩ Việt Nam (27/7/1947-27/7/2024). Sáng ngày 26/7, Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN huyện A Lưới tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện để tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì...