2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Để giảm nghèo nhanh và bền vững?
Ngày cập nhật 11/06/2013
Tại cuộc họp triển khai kế hoạch giảm nghèo

Làm thế nào để giảm nghèo nhanh và bền vững? Có rất nhiều phương pháp, cách làm đã và đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đây không phải là việc làm dễ dàng, nhất là đối với một huyện miền núi, vùng cao như huyện A Lưới với gần 80% dân số là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 vẫn chiếm đến 16.88%%.

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện giảm nghèo bền vững tại 07 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Căn cứ chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện năm 2013 (giảm nhanh hộ nghèo 2% trong năm) và đăng ký giảm nghèo đầu năm của 21 xã, thị trấn; UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động giảm nghèo bền vững tại 06 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn huyện (gồm các xã: A Roàng, A Đớt, Đông Sơn, Hồng Quảng, Hồng Vân, Hồng Thủy); nhằm từng bước nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo ở 06 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu hẹp khoảng cách, chênh lệch giữa các hộ dân sống trên địa bàn, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo và nâng cao nhận thức của người dân ở 06 xã trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia thoát nghèo bền vững.

Theo đó, các xã A Roàng, A Đớt, Đông Sơn, Hồng Quảng, Hồng Vân, Hồng Thủy sẽ được ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư trên các lĩnh vực Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục… nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2013 (bình quân giảm từ 4% - 5% mỗi xã và có 4 xã thoát nghèo).

 

UBND huyện tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch giảm nghèo

 

Xoay quanh vấn đề là làm thế nào để giảm được nghèo và phải giảm “nhanh và bền vững”? UBND huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp để bàn giải pháp, cách làm phù hợp, phấn đấu giảm nghèo đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Những trao đổi thẳng thắn và cởi mở từ lãnh đạo các cơ quan chuyên môn (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông – lâm – ngư, Phòng Dân tộc, Trung tâm dạy nghề…) và lãnh đạo UBND của 06 xã nghèo đã thêm một lần nữa khẳng định nhiều vấn đề nghịch lý đã và đang tồn tại trong công tác giảm nghèo ở các địa phương:

Từ sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các dự án, các chương trình mục tiêu Quốc gia…UBND huyện đã cụ thể hóa thành nhiều cách làm, nhiều phương pháp để hỗ trợ, giúp đỡ bà con các dân tộc thoát nghèo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy rằng, cùng trong một môi trường, điều kiện sống tại A Lưới, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số ở đây vẫn nghèo hơn đồng bào Kinh?! có nhiều trường hợp đối tượng thanh niên đang trong độ tuổi lao động sung sức vẫn thuộc diện hộ nghèo; số người thích nghèo, muốn nghèo, cần được nghèo “lâu dài” chiếm số lượng đáng kể?! Không ít hộ nghèo vẫn có xe máy đi lại, có điện thoại di động, karaoke và dàn âm thanh, máy nghe nhạc …...Như vậy, liệu công tác điều tra, xác minh hộ nghèo của các xã đã thật sự chính xác, đúng đối tượng hay chưa?

 

Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng - PCT UBND huyện chủ trì cuộc họp bàn các biện pháp trọng tâm giảm nghèo năm 2013

Xuất phát từ thực tế đó, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông – lâm – ngư lập kế hoạch tổ chức khảo sát các hộ dân dự kiến thoát nghèo trong năm 2013 tại 06 xã để xác định nguyên nhân nghèo của từng hộ và trên cơ sở nhu cầu của các hộ gia đình, lập kế hoạch phát triển sản xuất, định hướng, hướng dẫn bà con thực hiện. Bởi suy cho cùng thì đối tượng chính cần tác động là người dân và cũng chỉ có họ mới biết mình cần gì để thoát nghèo hay bản thân họ có muốn thoát nghèo từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước hay không.

Đ/c Hồ Văn Đắp - Chủ tịch UBMTTQVN huyện phát biểu tại buổi họp và khẳng định: giảm nghèo bền vững cần phải có nội lực của người dân

Bên cạnh đó, Trung tâm dạy nghề huyện phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm với lao động tại các xã nghèo; dựa trên nhu cầu của người lao động, lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy nghề và đối tượng học nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất

Phòng Dân tộc rà soát các chính sách dân tộc để tham mưu UBND huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả, nhất là các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, phát triển sinh kế, ổn định cuộc sống người dân. Ngân hàng Chính sách Xã hội ưu tiên nguồn vốn cho các hộ nghèo tại 06 xã vay vốn phát triển sản xuất.

Riêng UBND 06 xã nghèo, đồng chí đã yêu cầu xây dựng Kế hoạch giảm nghèo cụ thể tại địa phương; dự kiến các hộ thoát nghèo năm 2013; phân công thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo và giải quyết việc làm xã theo dõi từng nhóm hộ nghèo để có biện pháp giúp đỡ, định hướng kịp thời. Thông qua hệ thống truyền thanh của xã, qua hội nghị, hội họp tại địa phương, các buổi tư vấn cộng đồng… tăng cường công tác truyền thông giảm nghèo, thay đổi nhận thức của người nghèo, nâng cao ý thức tự tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống để người dân giảm bớt sự trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Trao đổi tại cuộc họp gần đây, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Chúng ta không nên ưu ái cho cái nghèo để người nghèo trông chờ, ỷ lại, mà phải kiên quyết giảm nghèo, ngăn chặn tình trạng tái nghèo và mong muốn được nghèo của người dân. Chúng ta đang nỗ lực, cố gắng làm cuộc cách mạng chống đói nghèo, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhưng cuộc cách mạng ấy mới chỉ hội tụ được yếu tố khách quan là các chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo của huyện, sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn …mà thiếu đi yếu tố chủ quan là khát vọng - ý chí – nỗ lực thoát nghèo của người dân.

          Có rất nhiều phương pháp để hỗ trợ người dân thoát nghèo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên giảm nghèo chỉ thật sự bền vững khi người dân có một cái đầu luôn trăn trở với đói nghèo, xấu hổ, mặc cảm vì nghèođôi bàn tay lao động cần cù, sáng tạo.

Phạm Thị Liễu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
      Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20/11, huyện A Lưới tổ chức tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) nhằm tri...
 
      Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), ngày 20/11/2024, đồng chí Huỳnh Công Quảng, TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND...