Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, năm 2022, mặc dù ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…) tăng mạnh những tháng đầu năm, tuy nhiên, ngành nông nghiệp huyện A Lưới đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt. Nhờ vậy, nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào sự phát triển chung KT-XH huyện nhà.
Năm 2022,tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: Đạt 549,6 tỷ đồng, tăng 7,7 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó: Trồng trọt: 220,6 tỷ đồng, chiếm 40,1%; Chăn nuôi: 193,4 tỷ đồng,chiếm 35,2%;Lâm nghiệp: 104,0 tỷ đồng, chiếm 18,9%;Thủy sản: 31,6 tỷ đồng, chiếm 5,7%; Có 4/4 chỉ tiêu của Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện về sản xuất nông nghiệp đạt và vượt so với chi tiêu đề ra; Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030” được triển khai thực hiện kịp thời năm 2022. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt 94,5%, tăng 2,0% so với năm 2021. Tình hình đầu tư phân bón thâm canh đã được người dân có quan tâm đáng kể. Đã áp dụng mạnh cơ giới hóa vào sản xuất góp phần vào việc giải quyết nhanh khâu làm đất và thu hoạch rút ngắn thời gian, giảm bớt thất thoát trong thu hoạch.
Nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt kế hoạch. Về lĩnh vực trồng trọt, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng chủ lực; tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỉ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng cao. Điển hình như sản xuất lúa đạt 56,24 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 18.158,7 tấn, đạt 100,9% kế hoạch năm, Rau màu có diện tích khoảng 414,0 ha; đạt 70,0 tạ/ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 819,8 tấn, sản lượng nuôi ao hồ 732,6 tấn; khai thác từ lòng hồ thủy điện 20 tấn, nuôi cá lồng 67,2 tấn). Mô hình nuôi cá tầm bước đầu đem lại hiệu quả khả quan cho người chăn nuôi, với số lượng trên 5 nghìn con, cá sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay, toàn huyện có trên 56 lồng cá của 18 hộ dân thuộc 2 xã ven lòng hồ Thủy điện A Lưới là: Hồng thái, Sơn Thủy, có 17 hợp tác xã, 04 tổ hợp tác hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, có 15 trang trại quy mô nhỏ, có 21 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy. Công trình thủy lợi đã nạo vét, sữa chữa thường xuyên đầu vụ là 40 công trình/16 xã với chiều dài là 80 km.Tổng đàn gia súc trên 25 nghìn con đạt 108,0 % so với kế hoạch, tăng trên 2.300 con so với cùng kỳ năm 2021. Tổng đàn gia cầm trên 182 nghìn con, đạt 101,5% KH năm, tăng 5.684 con so với cùng kỳ năm 2021. Mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học tại 04 hộ/03 xã (A Ngo, Quảng Nhâm, Hồng Bắc) với số lượng 194 con (24 lợn nái, 170 lợn thịt và lợn con), trong năm đã xuất bán được khoảng 18 tấn lợn thịt; Tổng đàn các loại trâu, bò, dê phát triển ổn định. Mô hình trồng Sâm Bố chính tại xã Quảng Nhâm; Hồng Bắc với Diện tích 5 ha và một số hộ dân trồng thử nghiệm tại thị trấn A Lưới kết quả bước đầu đem lại khá cao.
Trong thời gian tới, để đạt các mục tiêu đã đề ra, toàn ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi. Hướng dẫn, định hướng các địa phương, nhất là các vùng trọng điểm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và lợi thế sẵn có của địa phương.
Dịp này, UBND huyện trao giấy khen cho 2 tập thể và 3 cá nhân đã có thành tích suất sắc trong công tác sản xuất nông nghiệp 2022./.