1. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tiếp tục tăng cường quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chức năng về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt, trong đó chú trọng việc phổ biến pháp luật, vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, bảo đảm nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan. Tập trung thông tin, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng, chống lũ lụt, thiên tai; dịch bệnh; quyền lợi của người tiêu dùng, trách nhiệm của nhà sản xuất hàng tiêu dùng, nhà phân phối sản phẩm; trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức cung cấp các dịch vụ cho người dân; trách nhiệm của tổ chức và xã hội hỗ trợ người dân gặp nạn; các quy định về huy động, hỗ trợ, tài trợ; chính sách y tế, giáo dục, việc làm; việc xử lý các hành vi đầu cơ, trục lợi...
2. Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn cuối năm, các cơ quan, địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản, Chỉ thị về bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp cao điểm Tết dương lịch, Tết nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2021. 2 Tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và quy định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, như: Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: “Đã uống rượu bia, không lái xe” trong cán bộ, nhân dân, trong đó hướng vào các đối tượng có nguy cơ cao về gây tai nạn giao thông như lái xe khách, người điều khiển mô tô, thanh thiếu niên.
3. Hình thức thông tin, phổ biến pháp luật về thiên tai, lũ lụt, an toàn giao thông cần linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, điều kiện thực tiễn, bảo đảm thiết thực; truyền tải đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật đến cán bộ,nhân dân. Trong đó chú trọng hoạt động thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở, sử dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ số để cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu, chấp hành pháp luật có hiệu quả./.