Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại
Ngày cập nhật 29/06/2020

1. Đơn vị/cá nhân thu gom, vận chuyển

a) Đảm bảo tổ chức thu gom, vận chuyển riêng các nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại. Riêng chất thải nguy hại thực hiện thu gom, lưu chứa tại một số điểm tập kết được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn và được thu gom, vận chuyển theo quy định.

b) Đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: hộ gia đình, chủ nguồn thải có thể bán, cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu hoặc các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không cho hoặc bán cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì chủ nguồn thải, hộ gia đình phải bỏ vào thùng chứa rác riêng biệt.

c) Tổ chức thu gom riêng chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại:

- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: tổ chức thu gom vào tất cả các ngày trong tuần.

- Chất thải còn lại: tổ chức thu gom vào các ngày Thứ 3, 5, 7.

- Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: tổ chức thu gom vào ngày Chủ nhật trong tuần (đối với trường hợp các hộ gia đình, chủ nguồn thải không cho hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân thu gom loại chất thải này).

- Chất thải nguy hại: thu gom tại vị trí lưu chứa được UBND các huyện, thị xã, thành phố quy định với tần suất tối thiểu 06 tháng/lần theo quy định xử lý chất thải nguy hại và đột xuất theo yêu cầu của UBND các huyện, thị xã và thành phố.

- Tần suất thu gom các nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại nêu trên mang tính định hướng; tùy điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, sắp xếp thời gian thu gom phù hợp và theo khối lượng phát sinh của từng nhóm chất thải mà Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thể tăng, giảm số ngày thu gom trong tuần nêu trên.

d) Trường hợp, các hộ gia đình, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh khi có phát sinh chất thải đột xuất hay có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều như: có tiệc, ma chay, cưới hỏi, kinh doanh, dịch vụ ăn uống và các chủ nguồn thải (là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) có nhu cầu được tổ chức thu gom hàng ngày các nhóm chất thải phát sinh mà khác với quy định của địa phương được nêu trên thì phải thực hiện trả thêm chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển (hộ gia đình, chủ nguồn thải tự thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển về tần suất và chi phí thu gom, vận chuyển tăng thêm).

e) Các chủ nguồn thải, hộ gia đình, hợp tác xã, cơ sở sản xuất – kinh doanh có nhu cầu ủ chất thải hữu cơ dễ phân hủy trong khuôn viên thành phân hữu cơ, bón cho cây trồng nội bộ hoặc để phục vụ sản suất nông nghiệp sẽ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng thiết bị, quy trình thực hiện.

g) Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất - kinh doanh có phát sinh chất thải rắn xây dựng thì phải thực hiện hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.

h) Đối với chất thải nguy hại từ các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh có phát sinh tự thu gom và đưa đến các điểm lưu chứa theo quy định của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

2. Hướng dẫn về phương tiện thu gom, vận chuyển

a) Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải phải đảm bảo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế và phải thu gom riêng biết từng nhóm chất thải sinh hoạt sau phân loại.

Riêng chất thải nguy hại phải được thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng của đơn vị đầy đủ chức năng vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định.

b) Bên cạnh đó, các phương tiện thu gom, vận chuyển ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, phải đảm bảo quy định về quy định về vệ sinh môi trường, không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, nước rỉ rác trong quá trình thu gom, vận chuyển.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố bố trí các điểm tập kết và xây dựng lộ trình vận chuyển riêng chất thải sau phân loại; kết nối, đồng bộ với đơn vị, cá nhân thu gom có sử dụng thùng đựng rác (thùng loại 660 lít, hoặc thùng xe đẩy tay 500 lít) để thu gom tại nguồn với khoảng cách không quá 01km (một kilomet).

d) Tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố phục vụ triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải bố trí khu vực riêng để lưu chứa tạm chất thải sinh hoạt sau phân loại và thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.386.308
Truy câp hiện tại 14.263