Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

A Lưới phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày cập nhật 11/05/2011

Là một huyện miền núi của tỉnh, những năm qua A Lưới quan tâm thực hiện tốt chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện đạt hơn 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 8 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; số hộ nghèo giảm đáng kể, từ 48,47% năm 2005 xuống còn 24,41%... lĩnh vực văn hóa của đồng bào cũng được chú trọng bảo tồn và phát huy. 

 Phát triển kinh tế theo hướng bền vững

Để xóa đói nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3051 về việc phê duyệt dự án xoá nhà tạm cho các hộ nghèo huyện A Lưới. Từ đó đến nay, toàn huyện xây được 2.663 ngôi nhà mới cho người nghèo có nơi ở ổn định, đạt tiêu chuẩn. Anh Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm, phát triển kinh tế, huyện đã tiến hành giao đất cho các hộ dân trồng mới hơn 6.000 ha rừng, hoàn thành cấp 9.496 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho nhân dân 20 xã, thị trấn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2.589 hộ nghèo thuộc Chương trình 134; giải quyết đất sản xuất cho 1.627 hộ với diện tích 212 ha khai hoang, trong đó diện tích khai hoang tập trung 23,07 ha; thực hiện hoàn thành 11 công trình cấp nước sinh hoạt, với tổng kinh phí 5.944 triệu đồng, đảm bảo chất lượng và cung cấp đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân”.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, huyện A Lưới đã tiến hành hỗ trợ 35,87 tấn giống lúa; 1,25 tấn ngô; 2.620 cây tre lấy măng; 19.190 cây ăn quả; 63.000 cây công nghiệp; 301.000 cây lâm nghiệp; hỗ trợ 28.600 con gia súc, 386.000 con cá giống. Đồng thời, hỗ trợ cho các hộ nghèo khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất như: máy cày, máy tuốt lúa… với nguồn kinh phí 8.686 triệu đồng. 

Huyện còn đầu tư hơn 54.000 triệu đồng cho hàng chục công trình hạ tầng như: 10km đường giao thông, 15 trường học, 6 trạm y tế, 15 công trình phụ trợ... Đến nay, 100% các xã có đường ô tô đến tận trung tâm, các thôn, bản đều có đường giao thông đi lại thuận lợi, góp phần cho phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa. Công tác hỗ trợ cải thiện và nâng cao đời sống của người dân cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Cô Hồ Thị Nga, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện A Lưới nói rằng: “Học sinh là con em hộ nghèo được hỗ trợ đúng chế độ, góp phần nâng tỷ lệ học sinh huy động đến trường ngày càng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể”. Hiện tại, A Lưới đã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia và 18/21 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,52%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 33,61%...

Qua thực hiện các chính sách về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, cùng với các chính sách đầu tư trên địa bàn đã làm cho nền kinh tế của huyện A Lưới chuyển biến về mọi mặt, ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Anh Nguyễn Quốc Cường khẳng định: “A Lưới phấn đấu đến 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 12 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12%...”
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành cấp huyện và cấp xã, những năm qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn toàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất và lượng, đạt kế hoạch đề ra. Phong trào đã góp phần đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan tạo sự phát triển đồng bộ kinh tế với văn hoá, góp phần giữ vững quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội. Hiện tại, 21 xã, thị trấn của A Lưới đều đăng ký xây dựng 100% làng, thôn, tổ dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá. 
Anh Hồ Văn Ngoan, Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao A Lưới cho biết: Đến nay, huyện đã thành lập được các đội văn nghệ truyền thống ở các xã đại diện cho các dân tộc trong huyện. Đồng thời, tiến hành mời các nghệ nhân dân gian truyền dạy lại cho thế hệ trẻ những làn điệu dân ca cổ, những điệu múa cổ; truyền lại các nghề truyền thống như dệt zèng thổ cẩm, đan lát, mộc, rèn, chạm khắc mỹ nghệ… Văn hoá ẩm thực như cơm lam, cháo thập cẩm, rượu cần, rượu đoác, các món ăn đặc sản truyền thống được phổ biến và đặc biệt là đưa vào phục vụ khách du lịch khi đến tham quan nơi đây”. Ngoài ra, các thiết chế văn hoá đã được chú trọng đầu tư xây dựng, tính đến đầu năm 2011, toàn huyện đã xây dựng được 132 nhà sinh hoạt cộng đồng, khôi phục và dựng được 15 nhà Rông truyền thống của dân tộc Tà Ôi, 3 nhà gươl truyền thống của dân tộc Ka Tu và 1 nhà moong truyền thống của dân tộc Pa Kô, 1 nhà sàn du lịch tại trung tâm thị trấn A Lưới.
Anh Hồ Văn Ngoan cho biết thêm, công tác kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ làm công tác văn hoá được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Tính đến nay, 100% cơ sở có trưởng ban chuyên trách về công tác văn hoá được đào tạo, tập huấn theo yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá ở cả cấp huyện và cơ sở đều tích cực với sự nghiệp văn hoá, được đào tạo đúng chuyên ngành từ Cao đẳng trở lên, nên nhiều người có trình độ, tâm huyết với nghề, có nhiều sáng tạo trong việc khai thác, dàn dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật quần chúng, nghệ thuật dân gian, góp phần đưa sự nghiệp phát triển văn hoá của A Lưới ngày càng tiến bộ rõ rệt.
Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.469.770
Truy câp hiện tại 88.264