Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phụ nữ A Lưới đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương
Ngày cập nhật 17/03/2011

Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) huyện A Lưới đã được nâng lên một bước, khi chị em phụ nữ toàn huyện đã góp phần rất tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. 

Những việc làm này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ miền núi, đặc biệt là chị em phụ nữ là người dân tộc thiểu số thay đổi về nhận thức và hiểu quả trong lao động sản xuất. Đó là những người phụ nữ ở vùng cao này đã chủ động phát triển kinh tế và đã được áp dụng tốt những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đem lại hiệu quả cao từng bước vươn lên cuộc sống và những thành quả đạt được của phụ nữ A Lưới trong việc xóa đói giảm nghèo đã góp phần nâng cao đời sống gia đình hội viên ở các thôn bản vùng sâu vùng xa.

Thực hiện chủ trương của Đảng, các chương trình nội dung do Trung ương Hội phát động, Hội LHPN huyện đã sớm xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác của Hội hiện nay ở vùng miền núi dân tộc đó là công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển tế cho các gia đình hội viên. Qua thời gian phát động trong các tổ chức hội, phong trào xóa đói giảm nghèo đã trở thành một trong những hoạt động được các cấp hội trên địa bàn huyện quan tâm để từng bước phát triển kinh tế nâng cao hơn mức sống cho hội viên, nhất là đối với những hội viên nghèo. Nay nhờ sự giúp đỡ của Hội LHPN huyện nên phụ nữ các thôn, xã đã vươn lên trong phát triển kinh tế, thậm chí ngày càng có nhiều hội viên cơ sở tiến tới làm giàu từ các dự án đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

A Lưới là một trong những vùng chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại, đất đai tuy rộng lớn nhưng lại khô cằn, cần phải được chăm sóc sử dụng phân bón mới tạo ra được năng suất cao đối với cây trồng. Nhờ sự năng động và chịu thương chịu khó mà nhiều hội viên đã gương mẫu trong phát triển kinh tế hộ gia đình, có thu nhập vài chục triệu đồng đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ở địa phương .Với những chị em đơn thuần chỉ dựa vào lao động nông nghiệp và chăn nuôi thu được những kết quả như vậy không phải là dễ, nhưng vừa qua các chị đã làm được nhờ đồng vốn vay đúng mục đích đem hiệu quả cho kinh tế gia đình mình.
         Một trong những gương điển hình, tuy chưa phải là hộ giàu nhưng vừa qua chị đã biết sử dụng đúng mục đích nguồn vốn vay của Hội LHPN huyện để phát triển kinh tế gia đình, đạt thu nhập cao đó là trường hợp của Kăn Ly Thanh ở thôn A So 1, xã Hương Lâm. Vợ chồng chị đã tìm tòi và học hỏi kiến thức khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế nông nghiệp như thâm canh lúa nước và nhất là kỹ thuật nuôi lợn thịt. Nhờ vậy mà nay chị đã gắn bó với nghề nuôi lợn và với chị thì đây là việc làm thường xuyên có thu nhập khá đối với gia đình chị. Chị cho biết:“Phụ nữ ở đây biết trồng rau trồng sắn nuôi heo và đã cho thu nhập khá hơn, do đã áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi cho cán bộ tuền lại. Chị em phụ nữ trong bản rủ nhau chăn nuôi heo và nuôi cá nuôi cả bò, như vậy mỗi hộ gia đình không chỉ tôi mà cả nhà khác cũng có từ 2 đến 5 con  trâu bò”.
         Chị Hồ Thị Nhơ, thôn A Sáp, xã Hồng Thượng là một trong những người đã nhờ vào vốn vay của phụ nữ mà nay có được đồng vốn đầu tư cho nuôi lợn thịt. Cách chăn nuôi của chị Nhơ cũng đơn giản mà mang lại kết quả thật đáng khâm phục. Chị cho biết: “Cách nuôi lợn trước đây thì vất vả do phải nấu vừa tốn củi, tốn thời gian và lời lãi cũng rất ít. Nhưng từ khi áp dụng cách nuôi được tập huấn nên tôi đã không nấu thức ăn gia súc mà ủ, hoặc cho lợn ăn rau sống trực tiếp nên thuận tiện và lợn cũng chóng lớn, tôi nuôi một năm hai lứa và một lứa từ 12 đến 20 con thu nhập gần 20 triệu từ chăn nuôi. Ngoài ra tôi còn làm ruộng rẫy để có cái ăn không phải mua gạo, gạo ăn cũng không thiếu nữa…”
         Đối với phụ nữ vùng miền núi nói chung, ngoài việc phát triển chăn nuôi thì các chị còn phát triển nghề trồng rừng. Chị Căn Sơn Ca, ở thôn A So, xã Hương Lâm cũng là một trong những chị vừa qua được phụ nữ trong thôn biểu dương xem là gương sáng cho các chị em khác học tập làm theo cách phát triển kinh tế của chị. Khi có chủ trương trồng rừng kinh tế, anh chị có sẵn diện tích rừng trước đây trồng một số cây có hiệu quả kinh tế, bây giờ chị đã mạnh dạn chuyển đối cây trồng để có thể cho thu nhập trong tương lai khá giả hơn. Ở xã Hương Lâm này gia đình chị thật là gương sáng về cung cách làm ăn nên mọi người trong làng đến đây xem và học tập. Chị Kăn Sơn Ca kể: “Tôi và chị em trong làng đều phát triển tốt nghề trồng rừng, tôi có diện tích rừng trồng nhiều năm tuổi rồi… sắp thu hoạch. Ngoài ra tôi còn làm nghề nông kinh tế gia đình không còn khó khăn nữa, con cái thì được học đại học tôi mừng và càng làm nhiều hơn nũa để  thoát nghèo”.
Chị là Bùi Thị Hòa, người đủ kiên trì theo được nghề dệt vảidzèng cho đến nay. Chỉ có chị Hòa là cần mẫn không ngừng nâng cao tay nghề. Giờ chị được xem là người dệt dzèng đẹp nhất vùng. Hàng chị dệt không cần đem ra chợ bán mà người ta tự tìm đến nhà mua. Tiếng tăm lan ra khắp vùng, không chỉ ở địa phương mà còn đến tận các tỉnh bạn. Cả gia đình chị, từ con gái đến con trai, ai cũng biết dệt dzèng. Một tháng gia đình chị dệt được khoảng 30 tấm. Một tấm dzèng được bán với giá từ 200.000 đến 300.000 đồng.
 
Ở địa bàn huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) hiện nay, có rất nhiều lao động chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số chưa có việc làm, điều này hiện nay đang trở thành một vấn đề bức xúc cho các ban ngành ở địa phương. Đứng trước những thực tế khó khăn đó, trong nhiều năm qua, Phòng Công thương huyện cùng phối hợp với Hợp tác xã chổi đót A Ngo đã tiến hành đào tạo nghề làm chổi đót xuất khẩu cho lao động nông thôn trên địa bàn xã A Ngo và các xã lân cận.
          Hợp tác xã chổi đót A Ngo do bà Hoàng Thị Kén làm chủ nhiệm, đã đề ra phương châm hoạt động của cơ sở này là: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thôn, xã trên địa bàn huyện theo hướng giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Với công việc chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn, thông qua các loại hình ngành nghề để phát triển. Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, tích cực xóa đói giảm nghèo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Trong hai năm qua, Hợp tác xã đã khai giảng 2 lớp sản xuất chổi đót cho 50 lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Sau khóa tập huấn này lao động đều có tay nghề cao, đảm bảo sản xuất tốt sản phẩm đưa ra thị trường và xuất khẩu với chất lượng tiêu chuẩn yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Vì thế, ngay từ đầu năm 2008 Hợp tác xã đã xuất được 10.000 sản phẩm chổi đót đã đáp ứng tốt đơn đặt hàng gia công cho Công ty Cổ phần chổi đót xuất khẩu Huế. Tiếp đến năm 2009 cũng từ tay nghề của những lao động trên đã làm thêm 10.000 sản phẩm chổi đót được xuất xưởng. Tất cả những sản phẩm được làm ra từ tay nghề của lao động Hợp tác xã đều có uy tín về chất lượng khi được thị trường ở huyện A Lưới chấp nhận. Chổi đót của Hợp tác xã được tiểu thương ở chợ A Lưới và Bốt Đỏ, cùng các đại lý từ A Lưới đến Tà Rụt (huyện Đắckrông, tỉnh Quảng Trị) đặt hàng với số lượng lớn.
Trước những niềm vui đó, chị Kén cùng với các thành viên của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã đã tạo nhiều đầu mối thu mua nguyên liệu đót để tích trữ sau khi hết mùa khai thác đót, đầu tư sân bãi để phơi đót, xây dựng kho chứa đót, tìm mua những loại cán chổi tốt bằng loại tre Ale của người Tà ôi, Pacô vùng Bắc Sơn, Hồng Trung, Hồng Thủy. Khi chứng kiến trụ sở của Hợp tác xã chúng tôi mới thấy một không khí làm việc khẩn trương, đót khô chất cao từng đống, dây mây, cán tre được phân loại rõ rang. Mỗi bộ phận là một công việc cụ thể như: bộ phận thu mua đót, cân đót, nhập đót, phơi đót, rũ bông đót, gia công cán chổi, vót mây…Nhìn những công đoạn kì công đó mới thấy được giá trị mặt hàng chổi đót của Hợp tác xã là chổi đót được kết bền và chắc chắn, cọng đót vàng óng và bong, cán chổi thẳng và nhẹ, đó là lí do mà trong những năm qua hầu hết sản phẩm làm ra của cơ sở mà chị Kén quản lí đều được khắp nơi tiêu thụ hết. Mọi người ở đây đều nói thật với lòng mình cho chúng tôi nghe là Hợp tác xã chổi đót A Ngo và chị Kén chính là điểm sáng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo.
Ngày nay phụ nữ người dân tộc thiểu số ở A Lưới không chỉ biết phát triển kinh tế bằng những việc trồng trọt và chăn nuôi, các ở vùng xa như A Đớt, A Roàng, Hồng Thủy đã phát huy tốt nghề dệt dzèng tuyền thống mỗi năm thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng. Ở đây các chị tự sáp xếp thời gian nhàn rỗi đan lát hoạc là tranh thủ ban đêm đẻ làm thêm. Tuy đầu tắt mặt tối bộn bề công việc nhưng các chị vẫn thu xếp công việc nào ra việc nấy đem lại hiệu quả cao. Nhờ vậy các mà các chị có cái ăn cái để, có điều kiện đầu tư cho việc học hành của con cái tốt hơn so với trước đây, nhiều hội viên đã thoát được nghèo và không còn đói như trước. Bên cạnh đó tổ chức Hội đã tích cực xây dựng mô hình điển hình tiên tiến để nhân rộng và hướng dẫn hội viên học tập làm theo. Một trong những mô hình đáng kể sau nhiệm kỳ Đại hội là cuộc vận động xóa đói giảm nghèo trong hội viên đã thu kết quả cao. Tỷ lệ hộ đói nghèo trước đây hơn 50% nay chỉ còn 19% đó là nhờ vốn vay sử dụng đúng mục đích đã tạo được ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên.
Trong nhiệm kì qua, Hội LHPN huyện đã nhận thức sâu sắc xây dựng tốt công tác hội là góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương nên các cấp hội đã vận động trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Hội viên luôn đi đầu gương mẫu trong mọi phòng trào hoạt động tại địa phương tạo lòng tin vào hội và phẩm chất tính cần cù chịu thương chịu khó của những người phụ nữ nói chung, luôn được phát huy đã từng bước nâng cao vài trò cũng như sự ngiệp tiến bộ phụ nữ nói chung trong việc tiếp cận với những khoa học kỹ thuật, áp dụng vào phát triển kinh tế đưa đời sống đi lên. Có thể nói rằng, những đóng góp của Hội HLHPN A Lưới trong việc xóa đói giảm nghèo, đã làm đổi thay trong nhận thức và thật sự tạo sức mạnh thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển kinh tế ở huyện miền núi nhờ vốn vay ưu đãi của nhà nước được sử dụng đúng mụch đích đối với những hội viên phụ nữ nghèo ở các xã trong huyện.
Khánh Phong
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.467.865
Truy câp hiện tại 86.621