Tại hội nghị, đồng chí Văn Lập – Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT - Phó Chánh Văn Phòng điều phối xây dựng Nông thôn mới huyện báo cáo kết quả xây dựng Nông thôn mới trong năm 2016 và xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2017.
Nhìn chung trong năm 2016, toàn huyện tăng 15 tiêu chí so với năm 2015; bình quân đạt 12,5 tiêu chí/xã; tăng 0,75 tiêu chí/xã/năm 2016, trong đó xã Sơn Thủy đạt chuẩn Nông thôn mới (19/19 theo bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng Nông thôn mới).
Năm 2016, đã huy động lồng ghép thực hiện 66 công trình dự án, tổng kinh phí: 35.705 triệu đồng các xã xây dựng Nông thôn mới. Trong đó: Nguồn vốn MTQG giảm nghèo bền vững Trung ương hỗ trợ địa phương: 30 công trình dự án, tổng kinh phí: 14.163 triệu đồng. Nguồn vốn sự nghiệp giáo dục (Ngân sách huyện): 6 công trình dự án, tổng kinh phí: 1.913 triệu đồng. Nguồn vốn sự nghiệp văn hóa (Ngân sách huyện): 2 công trình dự án, tổng kinh phí: 1.600 triệu đồng. Nguồn vốn vay: 2 công trình dự án, tổng kinh phí: 4.000 triệu đồng; Nguồn sự nghiệp khác (Ngân sách huyện): 26 công trình dự án, tổng kinh phí: 14.029 triệu đồng. Nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM tổng kinh phí 3.500 triệu đồng xây dựng Trường MN Hoa Đào, xã Sơn Thủy (trong đó nguồn Trung ương: 3.168 triệu đồng, nguồn vốn ngân sách địa phương 332 triệu đồng).
Đặc biệt là hưởng ứng Ngày “Nông thôn mới” của huyện, chọn ngày 20 của tháng cuối cùng của mỗi quý để thực hiện. Trong ba đợt ra quân hưởng ứng ngày “Nông thôn mới” của huyện có 13.805 người/20 xã. Công tác thực hiện chủ yếu các công việc dân tự làm, không cần nguồn vốn đầu tư như: Công tác chỉnh trang đường làng, ngõ xóm: 115 tuyến/20 xã. Đào hố rác và xử lý rác thải: có: 3.3386 hố/18 xã. Trồng cây xanh, hàng rào xanh: 48.951m/17 xã tham gia. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, nhà ở: 9.364 m2/11 xã; Nạo vét kênh mương: 28.421m/11 xã;
Đ/c Hồ Văn Ngưm - Phó Chủ tịch UBND huyện - Chánh Văn phòng Điều phối NTM phát biểu tại buổi Lễ hưởng ứng ngày "Nông thôn mới" ngày 20/12/2016
Các công trình hưởng ứng Ngày “Nông thôn mới” của huyện như: Công trình đường nội đồng xã A Ngo: Xây dựng 800 mét đường nội đồng (cấp phối) ở thôn Quảng Mai, tổng kinh phí trên 137 triệu đồng. Trong đó: Nguồn kinh phí Liên đoàn Lao động huyện hỗ trợ: 80 triệu đồng; người dân đóng góp bằng ngày công lao động và khối lượng đất nong nền đường trên 57 triệu đồng. Công trình điện đường thắp sáng tại thôn Pơ Nghi: tổng kinh phí 3,5 triệu, trong đó huy động dân đóng góp 1 triệu đồng. Điện đường chiếu sáng xã Đông Sơn: Tổng kinh phí 55,8 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp là 5,5 triệu đồng, cho 1.000 mét đường nông thôn. Đường sản xuất A Bung ở xã Nhâm: tổng kinh phí một tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 250 triệu đồng.
Công tác chỉnh trang đường làng ngõ xóm tại xã Nhâm
Hiện nay, các xã xây dựng Nông thôn mới toàn huyện có 46 tuyến đường thôn, xóm có điện thắp sáng (tổng chiều dài 23,7 km) và có 50 cổng chào vào trục đường chính của thôn, xóm.
Tại hội nghị, có 10 ý kiến tham gia của các thành viên tham dự họp, chủ yếu nêu lên các tồn tại, hạn chế như: kinh phí hỗ trợ trực tiếp của Chương trình rất hạn chế, còn chậm so với tiến độ thực hiện, ảnh hưởng đến thời gian và mùa vụ thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất; việc huy động nguồn lực của các doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã kết luận: đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí cho các xã đã đạt chuẩn; tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Phát huy hiệu quả của người dân, tiếp tục phát huy người dân là chủ thể. Lồng ghép các Chương trình giảm nghèo bền vững; lồng ghép thực hiện với nguồn vốn của các chương trình khác; vận động nhân dân đóng góp phù hợp với khả năng,...Phát huy nhiều hơn nữa về việc hưởng ứng “Ngày Nông thôn mới” của huyện trong năm 2017.
Một số hình ảnh tại Hội nghị