Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020
Ngày cập nhật 19/09/2016

Sáng ngày 16/9/2016, UBND huyện tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2020. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Hồ Văn Ngưm - Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn cấp huyện, đại diện lãnh đạo UBND các xã, thị trấn.

Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tổng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho giai đoạn 2016 - 2020:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 325.182,3 ha. Trong đó:

- Diện tích quy hoạch đất rừng đặc dụng : 90.946,4 ha;

- Diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ: 94.211,1 ha;

- Diện tích quy hoạch đất rừng sản xuất : 140.024,8 ha.

2. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2020 theo đơn vị hành chính:

TT

Đơn vị hành chính

Diện tích đất lâm nghiệp (ha)

Tỷ lệ

Phân theo 3 loại rừng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

1

A Lưới

105.858,4

32,55

16.117,7

44.172,2

45.568,4

2

Hương Thủy

28.642,3

8,81

354,5

12.720,1

15.567,7

3

Hương Trà

29.329,6

9,02

0

10.916,7

18.412,9

4

Nam Đông

56.089,3

17,25

30.003,4

8.414,2

17.671,7

5

Phú Lộc

37.619,3

11,57

9.420,6

8.801,5

19.397,2

6

Phú Vang

1.398,3

0,43

0

751,0

647,3

7

Phong Điền

64.771,2

19,92

34.688,1

8.163,3

21.919,8

8

Quảng Điền

1.108,8

0,34

0

272,1

836,7

9

Thành phố Huế

365,2

0,11

362,1

0

3,1

 

TỔNG

325.182,3

100

90.946,4

94.211,1

140.024,8

3. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2020 theo hiện trạng rừng và đất rừng:

TT

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Quy hoạch đất lâm nghiệp giai đoạn
2016 - 2020
 (ha)

Tổng diện tích (ha)

Đặc dụng (ha)

Phòng hộ (ha)

Sản xuất (ha)

 

Toàn tỉnh

325.182,3

90.946,4

94.211,1

140.024,8

I

Đất có rừng

293.239,8

82.944,4

81.860,9

128.434,5

1

Rừng tự nhiên

205.188,4

80.936,3

71.023,6

53.228,5

 

Rừng giàu

30.498,4

21.132,1

7.095,0

2.271,3

 

Rừng trung bình

44.649,6

14.327,2

19.049,2

11.273,2

 

Rừng nghèo

88.603,0

23.388,8

34.072,4

31.141,8

 

Rừng phục hồi

41.437,4

22.088,2

10.807,0

8.542,2

2

Rừng trồng

88.051,4

2.008,1

10.837,3

75.206,0

 

Rừng trồng gỗ

87.240,9

2.008,1

10.837,3

74.395,5

 

Cao su

810,5

   

810,5

II

Đất chưa có rừng

31.942,5

8.002,0

12.350,2

11.590,3

1

Đất trống cây bụi

5.677,4

1.853,9

941,6

2.881,9

2

Đất trống có cây gỗ rải rác

25.944,2

6.148,1

11.097,4

8.698,7

3

Đất ngập nước quy hoạch trồng rừng

320,9

 

311,2

9,7

4. Trồng rừng:

a) Trồng rừng tập trung:

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng diện tích (ha)

Đặc dụng (ha)

Phòng hộ (ha)

Sản xuất (ha)

Tổng

22.500

493

4.580

17.427

Trồng mới

3.778

270

1.803

1.705

Trồng lại sau khai thác

18.722

223

2.777

15.722

b) Trồng cây phân tán: 5 triệu cây, trong đó có 1 triệu cây ngập mặn.

Việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh đã mang lại hiệu quả về môi trường đó là: Nâng độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt từ 57 - 58% vào năm 2020; Phát huy vai trò phòng hộ của rừng, giảm thiểu những tác động của thiên tai gây ra, bảo vệ các công trình trọng điểm. Góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị, cải thiện môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái; Phát triển hệ sinh thái rừng ngập nước (rừng ngập mặn và rừng ngập ngọt) vùng ven biển và đầm phá, góp phần nâng cao tính đa dạng hệ sinh thái rừng nói chung và đa dạng loài nói riêng; Bảo vệ các công trình trọng điểm, các hồ đập thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê kè, giao thông, các khu dân cư, khu công nghiệp; Nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, giảm thiểu mức độ đe dọa đối với đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng, góp phần cùng hệ thống rừng phòng hộ duy trì và điều tiết nguồn nước chống xói mòn, hạn chế lũ lụt...

Những hiệu quả xã hội cũng phát huy rõ rệt đó là: Tạo được nhiều việc làm cho lực lượng lao động nghề rừng, chế biến sản xuất hàng hóa lâm sản. Ổn định được đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực và các tệ nạn xã hội nảy sinh khác; Góp phần giải quyết các chương trình trọng điểm của Nhà nước như xóa đói giảm nghèo, định canh định cư... thông qua trồng rừng kinh tế, khoán quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng... Nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp và nhận thức về vai trò, lợi ích của rừng đối với môi trường và đời sống trong nhân dân.

Bên cạnh đó, quy hoạch sau khi sửa đổi điều chỉnh sẽ đem lại nhiều việc làm cho người dân, bình quân hàng năm có khoảng 13.000 lao động tham gia nghề rừng ổn định có thu nhập qua công lao động khoảng 30 triệu đồng/năm/người. Hàng năm cung cấp khoảng 125.000 m³ gỗ các loại cho công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất hàng mộc, thủ công mỹ nghệ.

Một số hình ảnh tại Hội nghị

LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.383.432
Truy câp hiện tại 11.738