Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Khai giảng các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghề điều khắc và đan lát thủ công truyền thống năm 2017
Ngày cập nhật 10/03/2017

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 30 tháng 10 năm 2012 của BCH Đảng bộ huyện (khóa X) về xây dựng và phát triển Văn hóa, Du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014-2020. 

Trong 04 ngày: 07, 09, 10/3 và 16/4/2017, Phòng Văn hóa và Thông tin đã phối hợp với UBND các xã: Hương Lâm, A Roàng, Hồng Thủy và Thị trấn A Lưới khai giảng các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghề điều khắc và đan lát thủ công truyền thống.

1. Thời gian cụ thể:

Ngày 07/3/2017: Khai giảng tại UBND xã Hương Lâm. Thời gian tổ chức: Từ ngày 08/3 đến 08/4/2017.

Ngày 09/3/2017: Khai giảng tại UBND xã A Roàng. Thời gian tổ chức: Từ ngày 10/3 đến 10/4/2017.

Ngày 10/3/2017: Khai giảng tại UBND xã Hồng Thủy. Thời gian tổ chức: Từ ngày 11/3 đến 11/4/2017.

Ngày 16/4/2017: Khai giảng tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa các dân tộc huyện A Lưới. Thời gian tổ chức: Từ ngày 19/4 đến 18/5/2017.

Ngày 19/5/2017: Tổ chức bế giảng các lớp truyền dạy.

2. Nội dung truyền dạy:

Đối với xã Hương Lâm: Truyền dạy các thể loại dân ca, dân nhạc; dân vũ và chỉnh âm thanh cồng chiêng của dân tộc Cơ Tu;

Dân ca: Ca ru ca con, Nha Nhim, Ca lơi, Ba boch, ghi ô...

Dân vũ: Da dã và vũ điệu truyền thống khác...

Dân nhạc: Nghệ thuật đánh Cồng, Chiêng, Tâm Plưng, A Bel, Câr dooc a dol...

Đối với xã A Roàng: Truyền dạy các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ và chỉnh âm thanh cồng chiêng của dân tộc Tà ôi.

Dân ca: Ru y con; Ba Boi; Kâr Lơơi Kân tiĕĕl; Ni nơi; Ân tooch; Cha chấp; Kâr Lơơi...

Dân vũ: Ri răm, A Zưt, Chật Ty riaq; Poon; Ẹo...

Dân nhạc: Nghệ thuật đánh Cồng, Chiêng, Khèn bè...

Đối với xã Hồng Thủy: Truyền dạy các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ và Chỉnh âm thanh Cồng, Chiêng của dân tộc Pa cô.

Dân ca: Cha chấp; Kâr Lơơiq; Ru a cay; Tâng ơi; Têr A Venh; Xiềng…

Dân vũ: Pa dưưn Ku ru; Ra dóoc; Pa dưưn chật Ti riaq Pa dưưn tâng Kyn; Pa dưưn Veel…

Nhạc cụ: Chỉnh sửa, biểu diễn nghệ thuật Khèn bè; Cồng; Chiêng và một số nhạc cụ dân tộc khác.

Đối với thị trấn A Lưới: Truyền dạy nghề điêu khắc, đan lát thủ công truyền thống của dân tộc Pa Cô.

Thực hiện truyền dạy: A ram; A ruông; Tum; Aloon; Ka oi; Kruh; Ađiên, A teh (gùi to); A chooiq (gùi nhỏ); Ti letq (gùi dành cho nam giới); Yrang; Ađêêng; Apoq; A lơơq (chiếu truyền thống)…Điêu khắc, hoa văn truyền thống…(tượng, hoa  văn, mô hình nhà Piing, cây nêu, bông nêu các loại, chạm khắc hoa văn, họa tiết, mô hình nhà Roong, Moong, Gươl truyền  thống…).

3. Đối tượng tham gia:

Các nghệ nhân am hiểu nghề đan lát truyền thống của người Pa Cô và am hiểu trong lĩnh vực dân ca, dân nhạc, dân vũ dân tộc Pa cô, Tà ôi, Cơ tu huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Cán  bộ, thanh niên, học sinh trong phạm vi địa phương có năng khiếu và yêu thích dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc mình; mỗi địa phương tuyển chọn 3 nghệ nhân tham gia truyền dạy và 10 học viên tham gia học tập.

Qua các lớp truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể của các dân tộc trên địa bàn huyện về nghề đan lát thủ công truyền thống và văn hóa phi vật thể về các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ truyền thống của dân tộc; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong thao tác, kỹ thuật đan lát, điêu khắc truyền thống; kỹ thuật chỉnh âm thanh Cồng, Chiêng và phục chế khèn bè, kỹ năng trình bày các thể loại dân ca, dân vũ cho học viên trên địa bàn các xã.

Một số hình ảnh tại xã Hương Lâm và A Roàng

DT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.483.621
Truy câp hiện tại 99.888