Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tổ chức sưu tầm biên soạn sự tích các dòng họ các dân tộc Pa Cô, Tà ôi, Cơ tu trên địa bàn huyện A Lưới
Ngày cập nhật 05/05/2021

Trước sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu công việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đòi hỏi ngày càng cao, thì việc kịp thời bảo tồn và phát huy Văn học dân gian lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Như Đảng đã đặt ra nhiệm vụ trong các Nghị Quyết Trung ương 5 ( khóa VIII) “ Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá tị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ có tác dụng sâu sắc xây dựng con người” và “ Xây đắp một nền văn học, nghệ thuật ngày càng lớn mạnh với những tác giả tác phẩm có tầm vóc xứng đáng với dân tộc”. Nghị Quyết số 23 của Bộ chính trị “ tác phẩm văn học, nghệ thuật  có giá trị tư tưởng và  nghệ thuật cao là những tác phẩm có tác dụng to lớn xây dựng con người vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân”.  Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu:  Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; Làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng; Phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng”.

Hiện nay đồng bào các dân tộc thiểu số trên dịa bàn huyện A Lưới có trên 55 dòng họ. Trong đó, Pa cô trên 20 dòng họ, Tà ôi trên 20 dòng họ, Cơ tu trên 15 dòng. Mỗi dòng họ có một câu chuyện sự riêng mình nhằm khẳng định đánh dấu nguồn gốc ra đời của chính dân tộc mình. Mỗi câu chuyện cổ tích của mỗi dòng họ thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc giữa con người với các loài vật, con sông, ngọn núi…nơi mà họ đã sinh sống gắn bó, bảo vệ che chở cho nhau. Mỗi dòng  họ chọn lấy cho mình một loài vật, thực vật,con suối, con sông, ngọn núi…làm linh vật của riêng dòng tộc mình để tôn thờ, gắn kết cùng sinh mệnh của chính dòng tộc đó, nhằm tạ ơn những linh vật đã cứu sống con cháu dòng tộc họ, đồng thời nhằm trừng trị giáo dục kịp thời những thói hư tật xấu của con cháu để cùng hướng đến cuộc sống tôt đẹp, cùng nhau vun đắp tình đoàn kết thiêng liêng giữa các dòng tộc với nhau. Tuy nhiên, hiện nay đa số lớp trẻ chưa biết được về ngọn nguồn tốt đẹp của chính họ tộc mình, chưa biết đến linh vật đáng trân trọng bảo vệ của họ tộc mình. Vì vậy, nhằm để kịp thời bảo tồn và tuyên truyền cho lớp trẻ biết và hiểu được giá trị nguồn gốc của mỗi dòng tộc của chính  mình thì  việc “Tổ chức sưu tầm biên soạn, xuất  bản Sự tích các dòng họ các dân tộc Pa Cô, Tà ôi, Cơ tu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là hết sức cần thiết, nhằm phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong mỗi họ tộc.

 Thuận lợi: Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới vẫn còn các già làng, trưởng họ có tâm huyết và hiểu biết sâu sắc về câu chuyện sự tích của mỗi dòng họ, đó là tư liệu sống để các nhà nghiên cứu sưu tầm tìm đến, tìm hiểu, ghi chép, biên soạn nội dung liên quan đến sự tích của mỗi dòng họ.

 Khó khăn: Có một số dòng họ đã lẵng quên câu chuyện sự tích của dòng họ mình vì chưa được nghe thế hệ trước truyền lại, nên không có cơ sở để cung cấp lại cho người sưu tầm ghi chép để lưu lại cho đời sau.

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, cùng với sự giao thoa văn hóa truyền thống, nhất là sự tích của các dòng họ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn ngày càng có xu hướng mai một và có phần xem nhẹ, ít được thế hệ trẻ quan tâm tìm hiểu, biết đến để trân trọng cội nguồn gốc rễ của chính họ tộc mình, đây là điều đáng lo ngại. Vì vậy,  “Tổ chức sưu tầm biên soạn, xuất  bản Sự tích các dòng họ các dân tộc Pa Cô, Tà ôi, Cơ tu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là để kịp thời bảo tồn, gìn giữ sự tích câu chuyện ra đời của mỗi  họ tộc của đồng bào dân tộc thiểu số huyện nhà cùng hòa nhập, tồn tại và cùng phát triển với tinh hoa văn hóa dân tộc của tộc của nhân loại.  Những bài viết được sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép liên quan đến câu chuyện ra đời của dòng họ, vật linh, nguyên nhân đến vật linh...và biên soạn thành câu chuyện sự tích ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, hợp tác xuất  bản thành cuốn sách để lưu lại cho muôn đời sau.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội Tổ chức sưu tầm biên soạn, xuất  bản Sự tích các dòng họ các dân tộc Pa Cô, Tà ôi, Cơ tu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là sản phẩm văn học dân gian, mang tính nhân văn giá trị tinh thần sâu sắc cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. sản phẩm giá trị mới, nâng cao sự hiểu biết về tinh hoa văn hóa họ tộc của đồng bào dân tộc thiểu số, để họ có thể dễ dàng tiếp cận tìm hiểu và trân trọng chính cội nguồn gốc rễ của họ tộc mình. Làm cho tư tưởng tự cường tự tôn dòng tộc, dân tộc được lan tỏa , đưa tinh hoa dân tộc tồn tại phát triển cùng tinh hoa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.  Được cung cấp cho các đơn vị, trường  học và các điểm thư viện ở các xã, thị trấn, được sử dụng không mang tính giai đoạn mà để lưu lại cho muôn đời sau.

Nội dung của đề tài nhằm kịp thời bảo tồn lưu giữ truyền thống văn hóa họ tộc, dân tộc và truyên truyền sâu rộng thông qua các điểm Thư viện các xã, trường học để giới thiệu cho thế hệ trẻ hiểu biết và trân trọng về cội nguồn, gốc rễ của từng họ tộc của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Cung cấp thông tin  cho các nhà nghiên cứu văn hóa tỉnh, trung ương muốn tìm hiểu về sự tích ra đời của các dòng họ. Tạo nguồn tư liêu chính thống để các em học sinh, sinh viên tham khảo, tìm hiểu về đề tài Sự tích các dòng họ các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Đặc biệt là để bảo tồn, gìn giữ, sự tích dòng họ nguyên gốc của đồng bào các dân tộc vùng cao A Lưới. Giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng  cội nguồn, gốc rễ họ tộc, dân tộc mình cần thực hiện những giải pháp như:

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu UBND huyện, tổ chức trưng bày sách, trong đó giới thiệu sách về Sự tích các dòng họ các dân tộc thiểu số huyện A Lưới cho bạn đọc tìm hiểu.

Cung cấp cuốn sách về Sự tích các dòng họ cho các điểm Thư viện của các Trường, các xã cho tầng lớp cán bộ nhân dân, học sinh tìm hiểu.

Chỉ đạo các điểm thư viện ở các đơn vị, xã, Thị trấn trưng bày và giới thiệu cho bạn đọc tìm hiểu về cuốn sách Sự tích các dòng họ.

Trưng bày và giới thiệu cho bạn đọc tại phòng thư viện huyện, trong các dịp sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn huyện.

 Đăng tải trên trang website của huyện để quảng bá rộng rãi đến công chúng quan tâm.

 Đưa vào chương trình hội thi kể chuyện sách để giới thiệu rộng rãi cho các em học sinh hiểu về những câu chuyện sự tích các dòng họ của đồng  bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. “Tổ chức sưu tầm biên soạn, xuất  bản Sự tích các dòng họ các dân tộc Pa Cô, Tà ôi, Cơ tu” trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là sản phẩm Văn học dân gian  để phục vụ tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm góp phần tham gia nâng cao dân trí, nâng cao sự hiểu biết về cội nguồn văn hóa dòng tộc, dân tộc mình. Tạo thêm sự phong phú, đa dạng và tăng thêm sản phẩm văn học dân gian mang ý nghĩa thiết thực. Thúc đẩy phong trào bảo tồn văn học dân gian theo chiều hướng, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Góp phần cổ vũ lòng tự hào tự tôn dòng tộc, dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số, cùng nhau phát huy nền tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dòng tộc, dân tộc vùng miền cùng văn hóa dòng tộc các dân tộc Việt Nam. Để có thêm  tác phẩm mới thiết thực, bổ ích, được bổ sung vào chương trình tuyên về văn học dân gian các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, nhằm phục vụ giới thiệu cho bạn đọc gần xa muốn tìm hiểu.

Trong năm 2020, đã tổ chức sưu tầm được trên 20 dòng họ Tà ôi, 20 dòng họ Pa cô, trên 15 dòng họ Cơ tu, 02 dòng họ Pa hi. Mỗi dòng họ có một câu chuyện mang giá trị sâu sắc tính nhân văn, sự tôn thờ tuyệt đối giữa con người với động vật, thực vật, con sông, ngọn núi, nơi mà đồng bào sinh sống lập làng. Sự tích các dòng họ các dân tộc thiểu số huyện A Lưới là sản phẩm Văn học dân gian đầy ý nghĩa thiết thực cho đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới. Góp phần bổ sung hòa nhập vào dòng chảy Văn học dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh nhà và toàn quốc cùng bảo tồn và phát huy giá trị. Tạo nguồn tư liệu chính thống cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian tỉnh, trung ương, các em học sinh, sinh viên chuyên ngành văn hóa tìm hiểu phục cho công tác học tập nghiên cứu. Đồng thời lưu giữ cho thế hệ trẻ đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới tìm đọc, hiểu  để biết trân trọng cội nguồn gốc rễ của chính họ tộc, dân tộc mình.

Thanh Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.268.134
Truy câp hiện tại 19.354