Tiêu chí tuyển chọn nghệ nhân tham gia truyền dạy và học viên tham gia học tập khá khắt khe, mục đích bảo đảm đạt chất lượng tốt nhất trong công tác tuyền bá và tiếp nhận. đối với nghệ nhân truyền dạy phải thực sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực dân ca, dân nhạc, dân vũ. Có kinh nghiệm và có giải thưởng trong các cuộc Liên hoan NTQC do huyện, tỉnh tổ chức, đặc biệt phải có bầu nhiệt huyết về nền văn hóa âm nhạc dân tộc…Đối với mỗi học viên tham gia học tập, cần phải hội tụ đầy đủ tố chất nghệ thuật như: Thanh, sắc, năng khiếu, tâm huyết…như vậy mới có thể tiếp nhận tốt nhất trong lĩnh vực dân ca, dân nhạc, dân vũ đầy khó khăn phức tạp đòi hỏi kĩ năng, nhạy bén cao trong thời gian 30 ngày cho một lớp học.
Năm 2014 là năm bắt đầu khởi động thực hiện các nội dung Đề án “ Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020”. Nội dung đầu tiên ưu tiên được tổ chức thực hiện là nội dung Mở lớp “ Truyền dạy Dân ca, dân nhạc, dân vũ” điểm được chọn đầu tiên là xã Hồng Hạ, với sự tham gia truyền dạy của Nghệ nhân Nguyễn Hoài Nam, nguyên Trưởng phòng VHTT, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hồng Hạ và nghệ nhân Kăn Lộc, làng Pa Ryng…và 10 học viên tham gia học tập. Năm 2015, tiếp tục mở tại 02 xã: A Ngo với 03 nghệ nhân Trần Phương, Quỳnh Hầu và 12 học viên. Hồng Kim có đến 8 nghệ nhân tham gia truyền dạy, gồm: Hồ Cu Xếp, Quỳnh Thủy, Cu Pâr, Cu Buột, Quỳnh Lương, Kăn Hải, Kăn Bé, Kăn Đàm và có đến 15 học viên, lớp Hồng Kim là lớp học sôi nổi, quy mô và đạt chất lượng tốt. Năm 2016, mở tại 03 xã: Lớp Hồng Bắc 01 nghệ nhân truyền dạy Quỳnh Thủy 10 học viên. Lớp A Đớt có 02 nghệ nhân truyền dạy, ông Quỳnh Linh và bà Kăn Ột và10 học viên. Hương Nguyên có 02 nghệ nhân Nguyễn Văn Việt và Trần Thị Nhược, 10 học viên. Năm 2017, mở tại các xã: Hương Lâm có đến 6 nghệ nhân tham gia truyền dạy gồm: Lê Phương Nam, Kăn Hà, Kăn Thi, Kăn An, Hồ Xuân Đề, Phạm Xuân Hội và 10 học viên. A Roàng có 03 nghệ nhân, A Viết Thị Kí, Quỳnh Toàn, Quỳnh Tri và 10 học viên. Hồng Thủy có 02 nghệ nhân truyền dạy, Quỳnh Hêr, Hồ Thị Nghê,10 học viên. Năm 2019, mở tại các xã Hồng Thượng có 02 nghệ nhân, ông Hồ Viết Thành, Lê Tuấn Mõ và 10 học viên. Hồng Thái có 02 nghệ nhân Quỳnh Niềm, Quỳnh Hoàng, 10 học viên. Bắc Sơn có 01 nghệ nhân Quỳnh Thoan và 10 học viên tham gia truyền dạy và học tập. Trong quá trình tổ chức truyền dạy, các cụ, các bác nghệ nhân đã nỗ lực hết mình, dồn tâm huyết, tài năng, sức lực truyền dạy các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ đặc trưng nhất của mỗi dân tộc cho các học viên tiếp nhận, lĩnh hội, kế thừa và phát huy.
Qua 4 năm truyền dạy và học tập, bên cạnh những thành quả đã đạt được còn có ngững khó khăn, hạn chế nhất định. Thời gian tổ chức truyền dạy quá ngắn so với yêu cầu số lượng, chất lượng đặt ra. Chỉ trong vòng 30 ngày, phải truyền dạy và học tập đủ 03 thể loại, Dân ca, dân nhạc, dân vũ nên gặp không ít khó khăn trong quá trình tiếp thu những kĩ năng, kiến thức về dân ca, dân nhạc, dân vũ một cách thuần thục, các học viên chỉ tiếp nhận những kiến thức cơ bản nhất. Đa số các nghệ nhân tham gia truyền dạy tuổi cao, sức yếu, thời gian dành cho mỗi nghệ nhân truyền dạy cho một thể loại chỉ 10 ngày, không đủ sức để truyền bá liên tục các kiến thức và kĩ năng cho học viên tiếp nhận. Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng cho các nghệ nhân tham gia truyền dạy, học viên học tập còn hạn hẹp, đã tác động đến tâm lí, tư tưởng, thiếu an tâm trong việc truyền dạy và học tập những giá trị văn hóa truyền thống vô giá của dân tộc.
Trải qua 4 năm truyền dạy và học tập lớp Dân ca, dân nhạc, dân vũ, các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ truyền thống tưởng chừng đã bị mai một nay đã thực sự hồi sinh trở lại. Các nhân tố trẻ kế cận những tinh hoa văn hóa dân tộc đã được phát huy tài năng, tiêu biểu như: Ra pát Chanh, Hồ Văn Lộc, Hồ Thị Thạch ( Hồng Hạ) Thu Sương, (A Ngo) Âm Poong Ngớt, Hồ Văn Luận, Hồ Thị Hoài, Hồ Thị Loan (lớp Hồng Kim) Ra Pát Ngọc Hà, Pe Viên Hiếu ( A Đớt) Hoàng Thị Lôi, Lê Văn Bật ( Hồng Bắc) Hồ Thị Xưm ( Hồng Thủy) Lê Thị Hê (Hương Lâm) Hồ Thị Phú, Lê Thị Nhuận (A Roàng) Hồ Văn Long, Hồ Văn Hưu, Hồ Xuân Viên ( Hồng Thượng) Hồ Văn Điền , Hồ Văn Nài ( Hồng Thái) Hồ Văn Vươi, Hồ Văn Mum, Cao Thị Hội ( Bắc Sơn) Nguyễn Thị Trường Ái, Nguyễn Văn Anh ( Hương Nguyên ). Các nghệ nhân và học viên của các lớp học này không chỉ là hạt giống đỏ tiếp tục kế thừa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong lĩnh vực Dân ca, dân, nhạc, dân vũ, nhân rộng, truyền dạy ở các làng, thôn trường học mà còn trở thành hạt nhân tiêu biểu của phong trào văn hóa văn nghệ của xã nhà. Với những kĩ năng , kiến thức đã được tiếp thu học tập cộng với đạt tiêu chí tố chất nghệ thuật, các học viên tiêu biểu đã được tuyển chọn là cộng tác viên của đội NTQC huyện, tham gia tích cực vào phong trào hoạt động nghệ thuật, phục vụ và giao lưu ở các sự kiện trọng đại diễn ra trên địa bàn huyện, góp phần không nhỏ vào thành tích, giải thưởng từ các cuộc Liên hoan NTQC cấp tỉnh, trung ương tổ chức, mang lại vinh dự cho huyện nói riêng, tỉnh nhà nói chung. Từ các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, đã tạo được nền tảng và đòn bẩy trong việc phát huy mạnh mẽ hơn phong trào văn nghệ dân gian, chất lượng chương trình cao, trọng tâm về nội dung hoạt động. Chủ động lực lượng hoạt động tại chỗ, phục vụ kịp thời các sự kiện trọng đại và các cuộc giao lưu diễn ra tại địa phương cũng như trên địa bàn huyện. Lớp truyền dạy Dân ca dân nhạc, dân vũ không những phát huy tốt việc bảo tồn gìn giữ, lưu truyền giá trị nghệ thuật truyền thống mà còn phản ánh rõ nét từng bản sắc văn hóa độc đáo, riêng có của từng dân tộc anh em quần cư trên mảnh đất A Lưới trong lĩnh vực dân ca, dân nhạc, dân vũ. Đây là một trong những nội dung của Đề án sẽ được tiếp tục duy trì, tạo nên phong trào mạnh mẽ, sâu rộng ở các trường học, thôn bản…là nguồn tư liệu sống để tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong các chương trình hoạt động nghệ thuật tầm cao hơn.