Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội nghị Giao ban khối Nông nghiệp quý I/2011
Ngày cập nhật 08/04/2011

Ngày 5 tháng 4 năm 2011, UBND huyện họp giao ban khối Nông nghiệp, nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thông qua phương án liên liên kết trồng cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang - Quảng Nam trên địa bàn huyện.

Tham dự buổi họp có đồng chí Lê Văn Trừ - TUV- Bí thư Huyện ủy đến tham dự và phát biểu chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các cơ quan khối nông nghiệp, Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và  các cơ quan, ban ngành liên quan.

Tại buổi họp đồng chí Bí thư Huyện ủy phát biểu chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, Thị trấn triển khai quyết liệt các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần kiềm chế lạm phát; đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2011, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 nên phải quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ KT-XH để tạo động lực và bản lề cho những năm còn lại.

Sau khi nghe hội nghị thảo luận, đồng chí Nguyễn Quốc Cường – Phó chủ tịch UBND huyện đã  kết luận:

1. Đối với tình hình sản xuất Nông nghiệp Quý I năm 2011:

- Lúa nước: vụ Đông xuân 2001-2011 trên toàn huyện đã gieo cấy 841 ha, đến nay cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, vừa qua có 6 xã vùng giữa (Hồng Thượng, A Ngo, Hồng Quảng, Hồng Trung, Hồng Kim và Bắc sơn) bị nhiễm bệnh lùn sọc đen; một số xã vùng trong do ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều nên bị nhiễm bệnh đạo ôn; bà con nông dân hiện nay sử dụng giống lúa lai Trung Quốc để gieo sạ rất ít (28,7%); thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài do đó, ảnh hưởng đến năng suất lúa, khả năng sinh trưởng của cây lúa kéo dài thêm 10-15 ngày so với vụ Đông xuân 2009-2010 nên bị chậm trễ mùa vụ. Trước tình hình đó, UBND huyện yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với Trạm Khuyến Nông - Lâm - Ngư, Trạm Bảo vệ thực vật, chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng ruộng, bón phân, theo dõi tình hình dịch bệnh hại lúa xảy ra để kịp thời phòng trừ một cách có hiệu quả.

- Đối với cây ngô, sắn, chuối…cơ bản đạt tiến độ theo kế hoạch đề ra; đề nghị các địa phương lưu ý chỉ đạo bà con không nên phá rừng kinh tế, rừng non… để trồng sắn.

- Đàn gia súc, gia cầm: tổng đàn gia súc 26.853/28.000 con đạt 95,9% kế hoạch; đàn gia cầm 148.028/160.000 con, đạt 92,5% kế hoạch; do tỷ lệ tiêm phòng đàn gia súc chưa cao, ảnh hưởng 2 đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã làm tổng đàn gia súc giảm gần 1.622 con do bị chết rét. Yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp Trạm Thú y, Trạm Khuyến Nông - Lâm - Ngư chỉ đạo cán bộ cơ sở chăm sóc bảo vệ đàn gia súc có hiệu quả, tiếp tục triển khai việc tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò vắc xin tam liên lợn theo kế hoạch đề ra.

- Đối với cây cà phê:

+ Cây cà phê Nông hộ tiếp tục chỉ đạo bà con chăm sóc và đầu tư phân bón để đạt kết quả cao hơn so với năm 2010.

+ Vườn cây cà phê Nông trường A Lưới chuyển giao cho hộ dân chăm sóc và quản lý: UBND huyện đã có quyết định thành lập Ban quản lý chăm sóc, phục hồi vườn cây cà phê Nông trường A Lưới, BQL khẩn trương liên hệ đối tác để ký hợp đồng phân bón, có bảo lãnh UBND huyện, thường xuyên báo cáo tình hình lên UBND huyện để chỉ đạo.

- Đối với cây cao su:

+ Cây cao su tiểu điền (của dự án đa dạng hóa): tiếp tục vận động bà con đầu tư chăm sóc nhiều hơn nữa vì cây cao su là cây dài ngày mới cho sản phẩm khai thác và đòi hỏi phải chăm sóc và đầu tư lớn. Đối với 25 ha cao su đang chuẩn bị khai thác tại 2 xã Hồng Hạ và Hương Nguyên, đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến Nông - Lâm - Ngư liên hệ đối tác, tổ chức khai thác một cách có hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm và vườn cây. Cao su tiểu điền tại A Roàng, Hương Lâm…tập trung chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá (tỷ lệ nhiễm trên 70%).

+ Cây cao su đại điền (trồng mới): UBND huyện đang mời các đối tác vào đầu tư, nhưng chú trọng nhất là Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang - Quảng Nam. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư của Công ty có nhiều phương án để hợp tác với hộ dân; bwowcs đầu huyện chọn phương án “Hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức kinh tế và Doanh nghiệp có đất góp đất, Công ty đầu tư toàn bộ vốn khai hoang, trồng, chăm sóc bảo vệ, khai thác chế biến và thực hiện hưởng lợi theo tỷ lệ góp vốn; bên góp đất hưởng 18% lợi nhuận; bên Công ty hưởng 82% lợi nhuận (sản xuất đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản tính bình quân 80 triệu/ha).

Hộ cá nhân, các tổ chức kinh tế, Doanh nghiệp được nhận khoáng từ khâu khai hoang, trồng, chăm sóc bảo vệ Cao su 7 năm KTCB và khai thác mủ trong 20 năm (được phép cho con em gia đình vào làm công nhân Cao su của Công ty nếu họ ở trong độ tuổi lao động từ 18-28 và trình độ hết lớp 9 phổ thông). 

Vấn đề này, UBND huyện đề nghị UBND các xã, Thị trấn triển khai phổ biến cho dân được rõ và báo cáo kết quả lên UBND huyện thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT.

Số diện tích còn lại thuộc huyện quản lý ở các xã, huyện giao cho Công ty triển khai đầu tư và thực hiện.

2. Dự án 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

  - Theo báo cáo của Ban quản lý RPH A Lưới (cơ quan thường trực dự án 147), tính đến thời điểm này (4/4/2011) đã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt đầu tư đã được 7 xã (A Roàng, Hồng Vân, Hồng Thái, Hồng Quảng, A Roàng, Hồng Vân, Hồng Thái và xã Hồng Quảng) tổng diện tích: 280,3 ha; trong đó: rừng phân tán 120,5 ha; rừng tập trung: 169,8 ha.

 - Đối với các xã còn lại, UBND huyện đề nghị các đơn vị đã được phân công chỉ đạo (Hạt Kiểm Lâm, BQL RPH A Lưới, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến Nông – Lâm - Ngư) Ban quản lý dự án đã phân công chỉ đạo và triển khai thực hiện hoàn thành ngoại nghiệp đo đạc trước ngày 7/4/2011, hoàn thành hồ sơ thủ tục chuyển về cơ quan thường trực trình UBND huyện phê duyệt trước ngày 14/4/2011 và thời gian hoàn thành thủ tục nghiệm thu công trình trước ngày 20/4/2011. Nếu địa phương nào không thực hiện đúng thời gian nói trên, tự chịu trách nhiệm về đầu tư dự án 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của xã mình trong năm 2010.

- Đối với UBND xã Hồng Thủy, theo Thông báo kết luận số 77/TB-UBND, ngày 16/8/2010 của UBND huyện A Lưới đã thống nhất chủ trương trồng thí điểm cây bời lời với diện tích 200 ha, đến nay chỉ thực hiện được 75ha. UBND huyện đề nghị đơn vị chỉ đạo (Hạt Kiểm lâm A Lưới), UBND xã Hồng Thủy đẩy nhanh tiến độ thực hiện đúng thời gian quy định, nếu đến thời gian nói trên chưa hoàn thành theo như kế hoạch đề ra thì huyện sẽ điều chỉnh cho xã khác có nhu cầu theo Thông báo Kết luận số 114/TB-UBND, ngày 18/11/2010 của UBND huyện A Lưới.

3. Về việc chuyển giao đất rừng cho địa phương quản lý:

- UBND huyện đề nghị UBND các xã, Thị trấn xây dựng phương án để trình UBND huyện phê duyệt. BQL RPH A Lưới, BQL RPH Sông Bồ đẩy nhanh tiến độ khai thác diện tích còn lại để chuyển giao.

- Đối với diện tích trồng cây cao su đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT cung cấp bản đồ đã được quy hoạch cho các địa phương để tránh sự chồng, chéo giữa các dự án khác.

- Trong quá trình triển khai việc trồng rừng: đối với diện tích có độ dốc cao hiểm trở trồng cây bời lời; diện tích có độ dốc và địa hình phù hợp trồng cây keo, cao su; địa hình bằng phẳng trồng cây chuối…

- Đối với diện tích rừng theo “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng” gọi tắt là dự án 661; UBND huyện đề nghị BQL RPH A Lưới phối hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu văn bản báo cáo và trình UBND tỉnh xin chuyển giao cho địa phương để quản lý, kể cả diện tích đất rừng tại các xã Đông Sơn, A Roàng, A Đớt... do Đoàn KTQP92 quản lý để tổng hợp và quy hoạch chung (đối với rừng đã đến kỳ khai thác).

4. Chương trình xây dựng Nông thôn mới:

- UBND các xã tham mưu Đảng ủy xã ra nghị quyết để thực hiện.

- UBND huyện đề nghị các đơn vị, UBND các xã căn cứ “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã” làm tài liệu chuẩn để thực hiện rà soát 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ ban hành để lập Đề án.

- Trong quá trình thực hiện, các xã phân công nhiệm vụ các thành viên Ban vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực hiện vận động bà con xây dựng nông thôn mới.

- UBND xã xây dựng Đề án NTM, trong quá trình viết Đề án xã cử 1 đồng chí có năng lực để viết Đề án một cách hoàn chỉnh, phải căn cứ các cuộc họp thôn, họp dân nắm tình hình sản xuất của dân, phải nghe ý kiến phản hồi của dân…cán bộ được phân công chỉ đạo giúp xã hoàn chỉnh Đề án.

- Về quy hoạch: Trong tháng 4/2011, tiến hành làm 3 xã điểm: Hương Lâm, Hương Phong và xã Nhâm, sau đó tiếp tục lập quy hoạch 13 xã còn lại trong tháng 5/2011 (trừ 5 xã không lập quy hoạch A Đớt, Sơn Thủy, A Ngo, Thị Trấn và Hồng Vân - đây là các đơn vị nằm trong quy hoạch đô thị).

- UBND huyện giao các xã làm chủ đầu tư dự án quy hoạch NTM, trước mắt 3 xã điểm, UBND huyện giao Phòng Công Thương làm đầu mối mời 2 đơn vị tư lên để ký hợp đồng tư vấn quy hoạch cho 3 xã. Xã Hương Lâm và Hương Phong do Công ty CPTV XD Thừa Thiên Huế làm tư vấn; xã Nhâm do Công ty CPTV XD số 1 Thừa Thiên Huế làm tư vấn. Trong hợp đồng phải ghi rõ thời gian hoàn thành cụ thể; phải đảm bảo thời gian hoàn chỉnh Đề án, chậm nhất phải trước 30/8/2011 trình UBND huyện phê duyệt.

- Kinh phí phục vụ cho việc lập đề án thực hiện theo Công văn số 1599/BNN-KTHT, ngày 23/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phân bổ kinh phí trong năm 2011 từ 100 - 150 triệu đồng/xã tùy thuộc vào điệu kiện của mỗi xã đúng theo quy hoạch của tỉnh.

- Giao Phòng Công Thương làm đầu mối giúp 13 xã còn lại lựa chọn các đơn vị tư vấn để ký hợp đồng lập quy hoạch NTM; phải đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả.

A.Hồng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.325.041
Truy câp hiện tại 37.517