Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kết quả rà soát ứng dụng khoa học công nghệ vào các mô hình sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua
Ngày cập nhật 17/09/2019

KÊT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện đã định hình và từng bước đi vào ổn định đối với một số cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của A Lưới.

Để tạo chuyển biến hơn trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho sản xuất những cây, con có lợi thế phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, các sản phẩm được sản xuất tập trung, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân sản xuất nông nghiệp. Việc nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân, đồng thời thiết lập các mô hình trình diễn nhằm giới thiệu kỹ thuật thâm canh phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là hết sức quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, từ đó tổ chức cho người dân tham quan học tập, nhân rộng mô hình.

Xuất phát từ những vấn đề trên, từ năm 2016 đến năm 2018, UBND huyện A Lưới đã triển khai thực hiện “Mô hình trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao” với diện tích 4.000,0 m2, trong đó: trồng rau 2.650m2, trồng hoa 1.350m2.

1. Thuận lợi:

- Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, đặc biệt nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để phát triển các mô hình. 

- Được sự đồng thuận cao của lãnh đạo các xã, thị trấn và các hộ tham gia thực hiện mô hình.

- Diện tích tập trung, gần đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi hoàn thiện, nước tưới đảm bảo. Thời tiết tương đối thuận lợi.

- Đội ngũ chuyển giao kỹ thuật nhiệt tình, tâm huyết và có chuyên môn tốt.

2. Khó khăn:

- Lần đầu thực hiện mô hình giống mới nên tâm lý bà con còn e ngại.

- Yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện mô hình nghiêm ngặt, kịp thời, chính xác nên bà con có phần lúng túng.

- Đất đai không được màu mỡ, có nhiều ô nhỏ lẻ.  

3. Kết quả đạt được:

3.1. Quy mô mô hình:

- Diện tích: 4.000,0m2, trong đó: trồng rau 2.650m2, trồng hoa 1.350m2.

- Số hộ: 11 hộ.

- Số xã: 4 xã, thị trấn.

3.2. Hiệu quả     

a) Hiệu quả kinh tế:

- Mô hình trồng rau sạch trong nhà có mái che thu nhập đạt trên 755 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt trên 262 triệu đồng.

- Mô hình nhân rộng hoa Lyly (năm 2017): Quy mô 09 hộ tham gia thực hiện tại hai địa bàn thị trấn A Lưới và xã Sơn Thủy, số lượng 2.925 củ. Kết quả: 2.700 cành hoa đạt 93% hoa nở đúng vào Tết Nguyên Đán, giá bán trung bình 1 cành hoa là 45.000 đồng tại thị trường A Lưới (trong đó chi phí giống, công, đất và phân bón/cây hoa là 20.000 đồng). Tính bình quân lợi nhuận trên cành khoảng 22.000 đồng - 25.000 đồng.

- Mô hình nhân rộng hoa Tu Líp (năm 2017): Quy mô 08 hộ tham gia thực hiện tại hai địa bàn thị trấn A Lưới và xã Sơn Thủy, số lượng 5.350 củ. Kết quả 2.407 củ, tương đương 481 chậu hoa (mỗi chậu 5 củ) đạt yêu cầu (tương ứng 45%) hoa nở đúng Tết Nguyên Đán, giá bán trung bình 01 chậu hoa là 170.000 đồng tại thị trường thành phố Huế, 120.000 đồng - 150.000 đồng tại A Lưới. Chi phí giống , công, đất và phân bón/1 chậu hoa là 60.0000 đồng. Tính bình quân lợi nhuận trên 1 chậu 5 củ khoản 100.000 đồng - 110.000 đồng.

b) Hiệu quả môi trường:

Mô hình trồng rau sạch được trồng trong nhà có mái che nên rất ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, tăng cường sử dụng phân vi sinh thân thiện với môi trường, chủ động trong sản xuất, rau được trồng quanh năm, không phụ thuộc vào thời tiết.

c) Hiệu quả xã hội:

Người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm dùng sản phẩm rau sạch trồng trong nhà có mái che. Người trồng rau có việc làm thường xuyên góp phần giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn.

4. Tồn tại và giải pháp:

4.1. Tồn tại:

a) Về rau sạch:

- Sản phẩm rau sạch trồng trong nhà có mái che hiện nay vẫn chưa có điểm bán riêng, còn lẫn lộn với rau trồng không bảo đảm vệ sinh an toàn.

Diện tích trồng rau sạch trong nhà có mái che còn ít, quy mô còn nhỏ.

b) Về hoa Lyly, hoa Tulip:

- Diện tích trồng hoa còn nhỏ, manh mún, chưa kết nối với thị trường bên ngoài huyện.

- Giống hoa không chủ động, phải nhập ở nước ngoài nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất lượng giống.

- Máy móc, thiết bị công nghệ còn thiếu như kho lạnh bảo quản.

- Thời vụ trồng tập trung chủ yếu vào dịp Tết Nguyên Đán.

- Kỹ thuật, kinh nghiệm các hộ trồng hoa còn hạn chế.

- Chưa đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, chưa xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể,..

4.2. Giải pháp:

- Cần đưa những giống mới, giống chất lượng cao, phù hợp cũng như ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất như tạo khu ươm giống riêng, công nghệ tưới nhỏ giọt, xử lý đất.

- Ứng dụng kỹ thuật tốt nhằm tăng hiệu quả lưới chống hiệu ứng nhà kính trong những thời điểm nắng nóng, giảm bớt tác hại đến rau, hoa.

- Tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng sử dụng rau sạch như xây dựng điểm bán rau sạch tại chợ trung tâm huyện. Liên kết các đầu mối tiêu thụ rau sạch như các siêu thị, các quầy bán rau sạch  trong và ngoài tỉnh.

DT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.265.643
Truy câp hiện tại 17.756