|
|
Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chủ tịch UBND huyện
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
| |
|
|
Hội thảo kết quả nghiên cứu thử nghiệm tẩy độc đất nhiễm Dioxin bằng phương pháp vi sinh Hàn Quốc Ngày cập nhật 17/11/2017
Sáng ngày 13/11/2017, tại Hội trường Văn phòng HĐND và UBND huyện, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội thảo kết quả nghiên cứu thử nghiệm tẩy độc đất nhiễm Dioxin bằng phương pháp vi sinh Hàn Quốc tại sân bay A Sho huyện A Lưới. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cùng với ông Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ông Yong Seol Choi – Giám đốc Công ty BJC Hàn Quốc đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Tân – UVTV – Phó Chủ tịch HĐND huyện, đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và các xã: Hồng Thượng, Hồng Trung, Sơn Thủy, thị trấn A Lưới.
Theo báo cáo tại Hội thảo, việc thử nghiệm tẩy độc đất nhiễm Dioxin bằng phương pháp vi sinh Hàn Quốc tại sân bay A Sho huyện A Lưới thực hiện từ 24/12/2016 đến 17/5/2017, trên diện tích 100 m2 trong khu vực đã được lấy mẫu phân tích có mức độ ô nhiễm cao tại sân bay A Sho. Đất bị ô nhiễm dioxin được xử lý bằng phương pháp vi sinh của Hàn Quốc, thực hiện theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xử lý kỵ khí (từ 24/12/2016 – 18/3/2017)
- Giai đoạn 2: Xử lý hiếu khí (từ 18/3/2017 – 17/5/2017)
Quy trình kỹ thuật và phương pháp thực hiện việc xử lý đất theo đúng yêu cầu của các chuyên gia Hàn Quốc. Sau mỗi giai đoạn xử lý đều tiến hành lấy mẫu tại hiện trường và bảo quản, vận chuyển mẫu theo đúng quy định. Mẫu đất được phân tích tại 2 cơ quan khoa học hàng đầu của Hàn Quốc: Trung tâm nghiên cứu độc học môi trường thuộc Viên độc học Hàn Quốc (KIT) và Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học biển thuộc Viện KH và CN đại dương Hàn Quốc (KIOST) để đối chứng kết quả.
Kết quả: Mức độ ô nhiễm dioxin trong mẫu đất trước khi xử lý có tổng TEQ trung bình là 161,65ppt, sau khi xử lý có tổng TEQ trung bình là 104,93ppt. Hiệu suất phân hủy dioxin đạt 35%. Như vậy, hiệu quả xử lý bằng công nghệ sinh học của Hàn Quốc thực hiện tại sân bay A Sho trong điều kiện ngoài trời, với khó khăn về thời tiết (thực hiện trong mùa mưa) cho kết quả tương đương như kết quả ứng dụng các công nghệ sinh học đã thử nghiệm trước đây ở Việt Nam. Do đó, cần xem xét để tiếp tục xử lý đất ô nhiễm trên các khu vực khác của sân bay A Sho và triển khai xử lý đất ô nhiễm với nồng độ tương tự như ở sân bay A Sho, góp phần vào công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Tại Hội thảo, VACNE đã trao tặng Bằng khen cho UBND xã Đông Sơn đã có thành tích phối hợp trong công tác thử nghiệm tẩy độc dioxin và UBND xã A Đớt có thành tích trong bảo tồn đa dạng sinh học thông qua hoa văn thổ cẩm “Zèng” Tà Ôi.
VACNE, Công ty BJC Hàn Quốc và các nhà tài trợ đã trao tặng 01 suất quà cho UBND huyện và 30 suất quà cho các gia đình là nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Tập tin đính kèm: Lê Thùy Dung - Phòng Tài nguyên và Môi trường Các tin khác
|
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 29.312.590 Truy câp hiện tại 26.480
|
|
|