Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Một số giải pháp thực hiện truyền thông đa phương tiện, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hoạt động Công Đoàn
Ngày cập nhật 18/12/2023

Truyền thông đa phương tiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động nói chung và hoạt động công đoàn nói riêng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự thay đổi tiếp cận thông tin, việc sử dụng các phương tiện truyền thông đã trở thành một yếu tố quyết định trong việc xây dựng hình ảnh và tương tác của đoàn viên đối với các hoạt động của tổ chức.

Tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV đã nhận định và dự báo tình hình trong 05 năm tới, cụ thể: “Thời gian tới, hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ diễn ra phức tạp, gay gắt; cục diện đa cực ngày càng rõ nét. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức. …. Trong 05 năm tới, phong trào CNVC, LĐ và hoạt động Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đứng trước nhiều vấn đề mới; những cơ hội, thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc cho phép thành lập tổ chức của NLĐ khác tại doanh nghiệp sẽ tác động sâu sắc đến việc làm, chất lượng nguồn nhân lực, việc thu hút tập hợp NLĐ. ….”

 Trong bối cảnh đó, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế…. Để tiếp tục nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam, điều đó đặt ra yêu cầu các cấp công đoàn phải quyết tâm đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức trên tất cả các mặt công tác công đoàn, trước hết phải tạo đột phá trong công tác truyền thông công đoàn.

Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet, đặc biệt là Cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư (4.0), nhiều phương tiện truyền thông hiện đại và mạng xã hội mới ra đời. Với phương thức truyền thông hiện đại, linh hoạt, đổi mới không ngừng, đề cao quần chúng, coi trọng tương tác và tương tác bình đẳng nên đã dẫn dắt được dư luận xã hội, thu hút đông đảo người tham gia.

Các phương tiện truyền thông xã hội là kênh kết nối, chia sẻ và tiếp nhận thông tin ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới.

Với ưu thế nhiều người tham gia, khả năng tương tác, lan truyền thông tin nhanh, đa dạng, dễ tiếp cận,... các phương tiện truyền thông xã hội trở thành một trong những phương tiện tuyên truyền chính trị hiệu quả, góp phần chuyển tải thông tin chính thống một cách kịp thời và tiện lợi. 

Thực trạng ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong công tác tuyên truyền của các công đoàn cơ sở hiện nay:

Thời gian qua, với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động, trong năm, các cấp Công đoàn A Lưới đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, từng bước đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của huyện và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đến với đông đảo đoàn viên, người lao động, phản ánh sâu rộng, kịp thời phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn trên tất cả các lĩnh vực và nhiệm vụ công tác.

Tuy nhiên, tại một số CĐCS, nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động chưa phù hợp, chưa thiết thực để tác động đến từng đối tượng đoàn viên, người lao động; lực lượng tuyên truyền, vận động còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; chưa quan tâm nắm bắt, vận dụng hình thức truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội trong việc tuyên truyền; nguồn lực dành cho công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở hiện nay khá rập khuôn, máy móc không thực sự đi vào đời sống đoàn viên, người lao động. Vẫn nhiều CĐCS tổ chức tuyên truyền theo kiểu đọc văn bản, hô hào, gây nhàm chán, không được mọi người hưởng ứng, ủng hộ.

Mặc dù đã có 100% CĐCS lập các nhóm zalo, facebook, fanpage công đoàn để hoạt động và truyền tải thông tin về với đoàn viên, việc tiếp cận văn bản của các cấp cũng được đoàn viên nắm bắt nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn chỉ là chia sẻ thông tin của cấp trên về với đoàn viên dưới dạng văn bản, chứ chưa có sự cụ thể hoá các nội dung theo hình thức truyền thông đa phương tiện. Các nội dung đưa về cho đoàn viên vẫn còn dàn trải, chưa bắt mắt và chưa gây hứng thú, tò mò. Vì vậy, có những nội dung quan trọng đã bị bỏ qua hoặc nắm bắt không kịp thời.  

Hiện nay, việc đánh giá, chấm điểm thi đua của công đoàn cấp trên với CĐCS cũng thiếu tập trung vào yếu tố đổi mới phương thức hoạt động, đổi mới tuyên truyền và đặc biệt là ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào nhiệm vụ công đoàn, hầu hết vẫn còn tập trung nhiều vào các tiêu chí như: Chăm lo cho đoàn viên như thế nào, phát triển đoàn viên đạt hay không đạt, trích nộp 2% KPCĐ, thu nộp các quỹ xã hội có đủ và vượt chỉ tiêu hay không?...Vì vậy một số CĐCS có kinh phí nhiều, tổ chức nhiều hoạt động thường được đánh giá tốt. Ngược lại những đơn vị khó khăn, kinh phí hạn hẹp nhưng công tác tuyên truyền tốt thì vẫn thường ít được chú ý.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, các cấp công đoàn đối với hoạt động tuyên truyền chính trị trên các phương tiện truyền thông xã hội. Từ LĐLĐ huyện đến các CĐCS lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, tổ chức hiệu quả hoạt động tuyên truyền chính trị trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với tổ chức công đoàn; xây dựng đội ngũ vững mạnh về chính trị, làm cho cán bộ, đoàn viên, người lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng và nhất trí cao đối với sự lãnh đạo và đường lối đổi mới, chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng trong tình hình mới; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tiếp tục phát huy vai trò nêu gương, ý thức trách nhiệm của cán bộ công đoàn. Thường xuyên quan tâm nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động tuyên truyền chính trị của các CĐCS; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân để kịp thời có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sát đúng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền đúng, sát với sự lãnh đạo, chỉ đạo của công đoàn các cấp.

Hai là, nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống về vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, vận động trong bối cảnh mới, từ đó quan tâm đầu tư nguồn lực để triển khai công tác này.

Ba là, đổi mới mạnh mẽ nội dung tuyên truyền, vận động theo hướng thiết thực, sát thực tiễn, sát với nhu cầu của đoàn viên và người lao động; nâng cao tính hấp dẫn, tính giáo dục, thuyết phục.

Bốn là, tập trung đổi mới và phong phú hóa các phương thức tuyên truyền; phát triển các phương thức tuyên truyền có tác động nhanh, sức lan tỏa rộng, sử dụng có hiệu quả những ứng dụng tích cực của Internet, mạng xã hội, tăng cường tương tác với đoàn viên, người lao động.

Năm là, hình thành các hình thức, phương thức tập hợp đoàn viên, người lao động trên mạng xã hội, tạo các sân chơi lành mạnh, các diễn đàn bổ ích, hấp dẫn để lôi kéo, thu hút công nhân lao động, định  hướng họ vào các hoạt động có ích.

Sáu là, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Bảy là, nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính xác, xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề tư tưởng trong đoàn viên, người lao động. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội đảm bảo thống nhất tư tưởng trong đoàn viên, công nhân viên chức lao động./.

Hình ảnh minh họa truyền thông đa phương tiện

Như Phương - Liên đoàn Lao động huyện
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.459.824
Truy câp hiện tại 79.552