Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn phân loại, lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt
Ngày cập nhật 29/06/2020

1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

a) Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 04 nhóm sau:

- Nhóm tái chế, tái sử dụng: giấy các loại, nhựa các loại, kim loại các loại, thủy tinh các loại…

- Nhóm các chất hữu cơ dễ phân hủy: nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ quả, xác động vật…

- Nhóm chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng…

- Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng).

b) Theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng để ban hành quy định phân loại rác tại nguồn cho phù hợp.

c) Đối với các địa phương dự kiến cung cấp chất thải rắn sinh hoạt cho Nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn (Phong Điền, Hương Trà, thành phố Huế, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc) được phân loại tại nguồn thành 03 nhóm như sau:

- Nhóm tái chế, tái sử dụng: giấy các loại, nhựa các loại, kim loại các loại, thủy tinh các loại…

- Nhóm chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng…

- Nhóm các chất hữu cơ và chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng và xác chết động vật lớn: gia súc...).

2. Hướng dẫn về bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, chủ nguồn thải sau khi phân loại

a) Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Bao bì (hay còn gọi là túi rác)

- Hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy, màu cam để chứa chất thải nguy hại, màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế. Sử dụng các loại túi có màu sắc khác (trừ màu trắng/xám, màu xanh, màu cam) để chứa chất thải còn lại.

- Bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt phải là loại dễ phân hủy.

c) Thiết bị lưu chứa (hay còn gọi thùng rác)

- Màu sắc thùng rác phải phù hợp với màu bao bì (túi rác) để thuận lợi trong việc phân loại.

- Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa là các thùng rác chuyên dụng của các nhà sản xuất có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy, thùng rác có màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế, thùng màu cam để chứa chất thải nguy hại.

d) Các vị trí đặt thiết bị lưu chứa được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và cự ly vận chuyển. Tại các vị trí, sau khi được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn để đặt các thiết bị lưu chứa, các tổ chức thu gom, vận chuyển chủ động đầu tư các thiết bị lưu chứa phù hợp với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

3. Hướng dẫn về thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng

a) Trên các đường phố chính, các khu thương mại, quảng trường, công viên, khu vui chơi giải trí, khu đô thị, điểm tập trung dân cư, đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có màu phù hợp hoặc dán nhãn để người dân nhận biết, phân loại.

b) Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

c) Địa điểm, vị trí, khu vực bố trí các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại các khu dân cư, khu vực công cộng do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.511.821
Truy câp hiện tại 123.740