Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc với huyện A Lưới.
Ngày cập nhật 28/03/2016

Chiều ngày 23/3/2016, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Kiếm – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện A Lưới về kế hoạch triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời bàn giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tham dự cùng đoàn có đại diện các cơ quan thành viên của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh. Về phía huyện, đồng chí Hồ Văn Ngưm – Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, cùng các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện dự buổi làm việc.

Báo cáo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, tổng số hộ toàn huyện 12.376 hộ, 49.582 khẩu, trong đó hộ dân tộc thiểu số 9.912 hộ 39.442 khẩu. Trong đó, số hộ nghèo: 4.337 hộ (17.784 khẩu nghèo), tỷ lệ: 35,04%; số hộ cận nghèo: 412 hộ (1.640 khẩu), tỷ lệ: 3,33%. Như vậy, so với chuẩn cũ (giai đoạn 2011 – 2015) thì tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (giai đoạn 2016 – 2020), tăng 310%  và số hộ tăng 2.996 hộ. Phân tích hộ nghèo theo nhóm hộ thiếu hụt các dịch vụ xã hội chủ yếu thì nhóm hộ thiếu nguồn nước hợp vệ sinh: 2.783 hộ, chiếm 64,17%; Nhóm hộ thiếu nhà vệ sinh: 3.493 hộ, chiếm 80,54%; Nhóm hộ thiếu diện tích nhà ở: 2.638 hộ, chiếm 60,83%; Nhóm hộ có nhà ở tranh tre tạm bợ: 2.404 hộ, chiếm 55,43%; Nhóm hộ thiếu BHYT: 3.746 hộ, chiếm 86,37%. Dựa trên các yếu tố và tiêu chí bộ quy trình rà soát hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020, hộ nghèo, hộ cận nghèo đều rơi vào các nguyên nhân thiếu cơ sở hạ tầng dân sinh như thiếu nước sạch, nhà vệ sinh, nhà ở, BHYT.

Phát biểu thảo luận về kế hoạch, chỉ tiêu và các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, các đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng cần tập trung các giải pháp như tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã còn khó khăn có tỷ lệ nghèo trên 30%; Hỗ trợ cho hộ nghèo các vấn đề dân sinh như miễn giảm học phí, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho hộ nghèo; Đầu tư nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo; Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo có lao động; Cho vay không lãi để làm nhà ở và có sự hỗ trợ thêm từ phía nhà nước; Tiếp tục cấp thẻ BHYT cho các hộ dân tộc thuộc vùng sâu vùng xa và các xã có tỷ lệ nghèo trên 30%; Xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho các xã, thị trấn, mức đầu tư và chương trình đầu tư từng xã, từng hộ; Triển khai các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả trên địa bàn phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng và trình độ dân trí; Tăng cường vận động, tuyển lao động đi làm việc tại các khu chế xuất, tham gia học nghề, tự tạo việc làm tại chỗ. Với các giải pháp phù hợp, đặt chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%, cận nghèo dưới 10%, không có xã, thị trấn có hộ nghèo từ 20% trở lên.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Kiếm – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn đã đánh giá cao công tác tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 của huyện. Đồng chí cũng lưu ý trong thời gian tới, huyện A Lưới cần tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm nghèo bền vững, trong đó ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng dân sinh như nước sạch, nhà vệ sinh, nhà ở, BHYT, đặc biệt là các hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc

LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.472.497
Truy câp hiện tại 90.566