Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Cơ hội phát triển khu kinh tế cửa khẩu A Đớt
Ngày cập nhật 08/04/2011

Vừa qua, tại đường biên giới Việt- Lào (xã A Đớt thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) và Tà Vàng (tỉnh Sê Kông, Lào), lãnh đạo địa phương hai nước đã tổ chức trọng thể Lễ công bố cửa khẩu chính A Đớt-Tà Vàng. 

Cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng đã được mở thông nhiều năm nay, là đường giao thông, buôn bán qua lại giữa người dân các xã biên giới thuộc hai tỉnh TT- Huế và Sê Kông (Lào).

Việc nâng cấp thành cửa khẩu chính được thực hiện theo Quyết định của Chính phủ hai nước Việt Nam-Lào nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, lưu thông phương tiện, hàng hóa giữa hai nước, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và Sê Kông. Góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào trở thành đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa hai nước.

Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt rộng 101,84 km2 trên địa bàn 3 xã A Roàng, A Đớt và Hương Lâm. Phía Bắc là xã Hương Phong, phía Nam là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có đường biên giới dài 32km, phía Đông là xã Hương Nguyên, phía Tây là xã Đông Sơn.

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (KKTCK) được thành lập nhằm khai thác lợi ích kinh tế của hợp tác kinh tế khu vực, phát triển đô thị miền núi, tạo thành khu kinh tế động lực góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt bao gồm các tiểu khu thương mại công nghiệp, quản lý-hành chính, đô thị-dân cư, du lịch, phát triển nông-lâm nghiệp. Không có khu bảo thuế.

Quy chế hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu Kinh tế cửa khẩu A Đớt khá thông thoáng. Tất cả các dự án đầu tư vào khu thương mại công nghiệp trong Khu Kinh tế cửa khẩu A Đớt được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi khác theo Điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm kế tiếp; được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động trong Khu Kinh tế cửa khẩu A Đớt bị lỗ sau khi đã quyết toán với cơ quan thuế thì được chuyển khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm. Những người làm việc tại Khu Kinh tế cửa khẩu A Đớt là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân được giảm 50% số thuế phải nộp.

Về thủ tục xuất nhập cảnh tại Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt cũng rất thoáng. Công dân Lào vào và ra KKTCK A Đớt bằng hộ chiếu, được miễn thị thực nhập, xuất cảnh ra vào Việt Nam và được lưu trú tại KKTCK A Đớt trong vòng 15 ngày; nếu bằng chứng minh thư thì vào ra trong ngày. Các phương tiện vận chuyển của Lào và các nước khác vào KKTCK A Đớt nếu có giấy phép liên vận quốc tế thì chỉ cần đóng dấu hải quan, nếu không có giấy phép thì phải làm thủ tục kê khai tạm nhập tái xuất….

Ngoài việc khai trương cửa khẩu chính, theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung (IPC) cho biết, KKTCK A Đớt đang được đầu tư nâng cấp tích cực. Bên cạnh các công trình giao thông biên giới, Nhà Trạm kiểm soát liên hợp của hai bên, ở đây nhiều dự án nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông nối Khu kinh tế với các khu chức năng, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước cũng đang được xây dựng và nâng cấp… 

Báo Công Thương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.256.389
Truy câp hiện tại 12.898