Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Điểm mới về Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Ngày cập nhật 30/09/2020

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, có hiệu lực thi hành 29/9/2020. Nghị định này thay thế Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và phần sửa đổi, bổ sung về viên chức của Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2012/NĐ-CP.

 

Sau đây là một số điểm mới của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

1. Về phân loại viên chức

- Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân thành 02 loại: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý. Quy định này tương tự Nghị định 29/2012/NĐ-CP.

- Nghị định 115 quy định theo trình độ đào tạo viên chức được phân loại như sau:

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;-

+  Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

Trước đây Nghị định 29/2012/NĐ-CP thì theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp, từ hạng I đến hạng IV.

2. Về căn cứ tuyển dụng viên chức

- Nghị định 29 và Nghị định 161 trước đây không có quy định căn cứ tuyển dụng viên chức. Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể căn cứ tuyển dụng viên chức, theo đó: Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về nội dung kế hoạch tuyển dụng gồm:

+ Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;

+ Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;

+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;

+ Hình thức nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển….

3. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

Nghị định 115 quy định rõ hơn về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức, cụ thể như:

- Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.

- Bổ sung quy định người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

4. Đối tượng ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển

Nghị định 115 cơ bản kế thừa quy định của Nghị định 161/2018/NĐ-CP, tuy nhiên đã bỏ quy định cộng điểm ưu điên đối với đối tượng: đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.

5. Về hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển

- Nghị định 115/2020/NĐ-CP về cơ bản kế thừa các quy định của Nghị định 161/2018/NĐ-CP, theo đó thi tuyển tổ chức 02 vòng: Vòng 1 thi kiểm tra kiến thức chung gồm 3 phần: Kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học.

Vòng 2 thi nghiệp vụ chuyên ngành: Nghị định 115 bổ sung thời gian thi phỏng vấn là 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị). Thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

6. Xét tuyển viên chức

Cơ bản Nghị định 115 kế thừa quy định của Nghị định 161, tuy nhiên bổ sung hình thức xét tuyển thi viết, bên cạnh việc thi phỏng vấn, thực hành như Nghị định 161.

7. Chức danh nghề nghiệp

Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp gồm 4 chức danh từ I đến IV.

Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp gồm 5 chức danh từ I đến V, tăng 01 chức danh do với Nghị định 29.

PNV
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.399.210
Truy câp hiện tại 25.652