Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chủ tịch Hồ Chí Minh - những yêu thương, kỳ vọng đối với Thanh niên Việt Nam
Ngày cập nhật 23/03/2011

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2011), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh - những yêu thương, kỳ vọng đối với Thanh niên Việt Nam.

Nhớ năm 1925, khi còn đang hoạt động ở nước ngoài, trong bức thư gửi Thanh niên Việt Nam, Người viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm hồi sinh”. Một câu cảm thán. Một tiếng than. Nhưng nó lại khẳng định một điều thanh niên là lực lượng nòng cốt quyết định vận mệnh của dân tộc. Bởi thanh niên là tinh hoa của xã hội, có nhiệt tình, hoài bão, tư tưởng tiến bộ và biết chấp nhận cái mới. Niềm tin vào thanh niên ấy có được có lẽ từ khi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, 21 tuổi đời bước chân lên con tàu Amiral Latouch Treville ra đi tìm đường cứu nước đã khẳng khái chìa 2 bàn tay để trả lời cho câu hỏi “Đi bằng cách nào? Và lấy gì để sống?”. Tuổi trẻ không ngại gian khổ, không sợ khó khăn, với niềm tin tuổi trẻ có thể làm được mọi điều, và càng có cơ sở hơn nữa khi Người sinh ra trong thời đại vận mệnh dân tộc gặp khó khăn, trăm dân lầm than trong đêm trường nô lệ. Trong tối tăm, thét gào, xiềng xích, Người đã ra đi với tuổi trẻ và lòng can đảm để tìm đường đi cho dân tộc. Con đường tìm tòi thử nghiệm mà không có vị tiền bối lão thành nào dám đi bởi họ không có niềm tin và bước đột phát như tuổi trẻ. Cũng chỉ ở Người niềm tin vào thanh niên thể hiện ra bằng con đường, bằng hành động và con người cụ thể. Hiếm có một đảng phái trên thế giới mà tiền thân là một tổ chức thanh niên “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” với những chàng trai chưa quá tuổi 30 sung sức, lạc quan tin tưởng vào con đường mới lựa chọn như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trương Văn Lễnh sau này trở thành những lãnh tụ tối cao của Đảng. Người không chỉ chú ý đến lực lượng thanh niên mà còn chú trọng đào tạo những lực lượng kế cận cho thanh niên. Từ năm 1925, Người đã viết thư cho Quốc tế cộng sản xin đưa một số thiết niên sang Liên xô học tập để sau này trở thành những người cộng sản có đạo đức cách mạng và tri thức tiên tiến. Tư tưởng “trồng người” của Người thể hiện từ năm 25 của thế kỷ XX ấy và thực hiện xuyên suốt cho đến sau này đã góp phần cứu thoát cả dân tộc không chỉ có nạn ngoại xâm và cả sự suy thoái về trí tuệ mà thanh niên và thiếu niên là lực lượng đông đảo trong xã hội.

Trong hai cuộc kháng chiến và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Người không ngừng tin tưởng vào lực lượng thanh niên, Người nói: “Biểu tượng của Đoàn thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên. Là cánh tay đắc lực của Đảng, của nhân dân, xung phong gương mẫu trong công tác, trong học hỏi tiến bộ và đạo đức cách mạng”. Năm 1961, Người nói: “Bác rất yêu quý thanh niên.

-Vì thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu nhi đồng”.

- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc.

- Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Và thanh niên Việt Nam đã khong hổ thẹn trước lòng tin của Người, hàng triệu lượt thanh niên Việt Nam đã lên đường ra mặt trận để bảo vệ quyền độc lập, thống nhất tổ quốc thiêng liêng của dân tộc, hàng ngàn lượt thanh niên Việt Nam đã vào trường đại học cả trong nước và nước ngoài để góp sức xây dựng và đổi mới đất nước. Thanh niên Việt Nam nổi tiếng với các phong trào: “Thanh niên 3 sẵn sàng”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”...

Năm 1947, khi nghe tin con trai của bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh vì nước, Người đã viết thư chia buồn, trong thư có đoạn: “...tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột...”. Đọc những dòng chữ ấy làm cho mỗi người đều cảm thấy xúc động trước sự tha thiết của tình ruột thịt, cảm giác như hoà tan trong sự bao dung vô lượng của Người. Thanh niên Việt Nam, những đứa con mà Người yêu thương, kỳ vọng, và cũng chính vì sự yêu thương, kỳ vọng đó mà Người nguyện làm người hướng đạo cho thanh niên. Người dạy họ biết yêu lẽ phải, ghét phi nghĩa, biết cống hiến và hy sinh. Năm 1955, khi dự lễ khai giảng của trường “Đại học Nhân dân”, Người căn dặn thanh niên “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã làm cho mình những gì? Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà”. Rút ra từ kinh nghiệm sống và hoạt động của bản thân, Người hiểu rằng thanh niên cần có một người nào đó bắt họ làm những việc mà họ có thể làm được.

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”.

Và Người với tư cách là một vị lãnh tụ, một người cha đã là tấm gương sáng cho thanh niên noi theo.

Những năm kháng chiến khi non sông còn chia cắt, Người hướng về miền Nam như đứa con xa mong muốn trở về, miền Nam hướng về Người như người cha tôn kính. Để đồng bào, chiến sỹ miền Nam yên lòng khi gửi con cháu mình ra miền Bắc để được chăm sóc và học tập, Người đặc biệt quan tâm đến những học sinh miền Nam. Khi Người được phản ánh có nhiều có nhiều học sinh miền Nam nghịch ngợm, quậy phá, Người căn dặn anh chị em giáo viên phải chú ý đến việc các cháu thiếu tình cảm gia đình, phải tìm cách bù đắp. Phải chăng tình ruột thịt thiêng liềng mà Người nhắc đến là cội rễ của tình hữu ái, niềm yêu thương chan hòa giữa người với người, là dây vững bền cho sự ổn định và phát triển. Người không có gia đình riêng nhưng những năm tháng ấu thơ được sống trong một gia đình có mẹ dịu hiền, cha mẫu mực, đầm ấm trong tình cảm yêu thương gia đình, để từ cái nôi gia đình đó Người bước đi những bước đầu đời trên con đường thẳng ngay của chính nghĩa. Chính vì vậy, hơn ai hết người hiểu rằng phải cho các em một gia đình với rất nhiều sự quan tâm, và Người là người cha gương mẫu trong đại gia đình các thanh niên Việt Nam.

Suốt đời mình, Người lúc nào cũng suy tư về vấn đề con người, về sự nghiệp trồng người, đằng sau những câu chuyện hằng ngày với những người cộng sự là cả một nỗi lo toan cho sự nghiệp nước nhà. Đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Người hồi tưởng về câu chuyện con cá gáy đỏ. Một lần sau khi đi xa về Người ra ao cho cá ăn, Bác nhìn đăm đăm vào mặt nước để chờ đợi. Khoảng 10 ngày sau, con cá gáy đỏ mới đến ăn, Bác chỉ cho đồng chí Vũ Kỳ xem rồi nhận xét: Các chú ở nhà chắc không cho cá ăn, nó mới phải đi kiếm ăn lăng băng như thế. Rồi Bác hạ giọng như tự nói với mình: - Với con người cũng thế, nhất là thanh niên, không quan tâm đến thì cũng như thế...

Ngày 20 tháng 5 năm 1968, một năm trước khi qua đời. Người ngồi trên ghế mây, mái tóc và chòm râu đều bạc phơ, nhẹ bay bay trong gió sớm tươi mát. Người ngồi thanh thản để chuẩn bị những gì cần dặn dò trước lúc ra đi. Người soát lại từng chữ. Người ghi thêm mấy điểm: “Đầu tiên là công việc đối với con người”.

Theo Thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.511.650
Truy câp hiện tại 123.595