Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đổi thay ở vùng đất A Lưới
Ngày cập nhật 03/05/2011

Huyện A Lưới, TT- Huế là vùng đất chiến khu xưa bị bom đạn chà đi xát lại nhiều lần. Trong chiến tranh dù là người Kinh, Tà Ôi, Pa Kô, Pa Hy hay Ca Tu đều một lòng theo đảng, sẵn sàng bỏ lại tất cả, mang họ Bác Hồ cùng chung sức chiến đấu giữ buôn làng.

Hoà bình lập lại trên diện tích 123.273,19 ha của toàn huyện vẫn còn đầy rẫy bom đạn và chất độc dioxin chìm khuất đâu đó. Thế nhưng vượt lên tất cả mọi khó khăn, người dân A Lưới đã đứng vững trên quê hương của mình.

Kể chuyện “mang họ Bác Hồ”, Anh hùng Hồ Đức Vai ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế cho biết, cách đây 50 năm, khoảng năm 1961, lúc ấy ông đang là du kích xã, ngưỡng mộ Bác, ơn Đảng, nên ông tự nguyện lấy họ Bác Hồ làm họ của mình để thể hiện một lòng sắt son theo cách mạng. Ước nguyện đó được đáp ứng khi năm 1965 người thành niên dân tộc Pa Kô được ra Hà Nội học văn hóa và học lớp sĩ quan lục quân được Bác chính thức đặt tên cho là Hồ Đức Vai.

Năm 1968, Hồ Đức Vai trở lại miền Nam chiến đấu. Ông vận động tuyên truyền đồng bào lấy họ Bác Hồ làm họ của mình. Đến năm 1969, khi Bác mất, để nhớ ơn Bác, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Thừa Thiên- Huế đồng loạt mang họ Bác Hồ. Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn huyện A Lưới có hơn 11.800 người tự nguyện mang họ Hồ.

Phải nói rằng, đồng bào các dân tộc A Lưới đã rất tích cực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Bộ mặt của huyện thay đổi từng ngày. Con em các dân tộc có khá nhiều người đã là tiến sĩ, cử nhân, kỹ sư tình nguyện về phục vụ quê hương. Thế hệ "con cháu Bác Hồ" hôm nay ở A Lưới đã phá bỏ nhiều hủ tục mê tín dị đoan, thoát được cảnh nghèo nàn, lạc hậu...

Có được điều đó, trước hết phải nói đến sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với người dân các bộ tộc A Lưới. Cụ thể, nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chính sách xoá nhà tạm cho các hộ nghèo huyện A Lưới. Theo đó, hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và 10 triệu đồng/hộ đối với đồng bào Kinh. Đến nay, toàn huyện đã xây được 2.663 ngôi nhà mới cho người nghèo có nơi ở ổn định. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người dân có việc làm, phát triển kinh tế, trong thời gian qua, huyện đã tạo điều kiện giao đất, giao rừng cho các hộ dân trồng mới 6.000ha rừng, hoàn thành cấp 9.496 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho nhân dân 20 xã, thị trấn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2.589 hộ nghèo, trong đó có 2.569 hộ thuộc chương trình 134; giải quyết đất sản xuất cho 1.627 hộ với diện tích 212ha khai hoang, trong đó diện tích khai hoang tập trung 23,07ha; thực hiện xong 11/11 công trình giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt trị giá 5.944 triệu đồng. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 75%.  Sau khi Chương trình 135 giai đoạn I kết thúc, A Lưới có 6 xã A Ngo, Hồng Kim, Bắc Sơn, Hồng Quảng, Hồng Thượng, Hương Phong được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Năm 2006, toàn huyện có 12 xã và 16 thôn, bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là 38,74%. Qua triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm xuống còn 17,6%.

Trong kinh tế,  nhờ các chương trình mục tiêu của Chính phủ, cũng như sự cố gắng của mình nên đời sống người dân A Lưới được cải thiện không ngừng. Vùng đất chi chít hố bom, chất điôxin ngày nào, 36 năm sau ngày giải phóng, A Lưới không những hồi sinh mà còn vươn lên mạnh mẽ. Quí I/2011, toàn huyện A Lưới đã gieo cấy 841/841 ha lúa đạt 100% so với KH; cây sắn 1.108ha đạt 100 % so với KH; cây cao su tổng diện tích toàn huyện đạt 997,7 ha; Cây lồ ô là 327,4 ha. Hiện trong vùng có khoảng 1.000 hộ nhận khoán chăm sóc 384 ha cà phê. Theo kế hoạch sắp đến A Lưới sẽ mở rộng diện tích cà phê nông hộ trên địa bàn huyện lên khoảng 1.000 ha. Gần đây nhất, ngày 20/4/2011. Công ty TNHH M.TRADE (Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đã thống nhất với huyện A Lưới về dự án trồng 1.000 ha đất cao su theo hình thức đại điền và xây dựng nhà máy sơ chế, thu mua và đầu tư trồng cao su trên địa bàn. Bên cạnh đó, các dự án Thủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng đang triển khai ở đây cũng giúp chuyển đổi nhiều ngành nghề của địa phương, trong đó sẽ có khá nhiều con em A Lưới sẽ trở thành công nhân các nhà máy điện. Không những vậy A Lưới đang được kéo gần lại với những tour du lịch đang ngày càng phát triển. Những cơ hội chuyển đổi nghề, làm giàu mới ở A Lưới lại tiếp tục.

A Lưới đang vươn mình mạnh mẽ. Ông Hồ Xuân Trăng, Chủ tịch UBND huyện cho biết, theo đề án quy hoạch đô thị A Lưới mở rộng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thì thị trấn A Lưới hiện nay sẽ trở thành thị xã. Đô thị A Lưới được mở rộng có tổng diện tích tự nhiên là gần 3.650 ha. Trung tâm đô thị sẽ phát triển lĩnh vực dịch vụ, thương mại... và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện ở các vùng ngoại thị…. Tuy nhiên đó là tương lai, còn hiện nay qua 5 năm thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cùng với các chính sách đầu tư khác đã làm cho diện mạo kinh tế của huyện A Lưới chuyển biến về mọi mặt. Kinh tế phát triển theo hướng bền vững, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt hơn 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 8 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đáng kể, nếu năm 2005, số hộ nghèo của huyện là 48,47%, đến nay chỉ còn 17,6%... Như Anh hùng Hồ Đức Vai nói: “A Lưới đã có điện sáng 100%, con cháu được học hành, người dân không còn du canh du cư nữa… Đó là ơn Đảng, ơn Bác Hồ mà con em họ Hồ A Lưới không bao giờ quên”.

A Lưới, cuối tháng 4/2011 

Nguồn Báo Công Thương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.278.287
Truy câp hiện tại 2.442