I. Mục tiêu tổng quát:
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới giai đoạn 2016 - 2020. Quyết tâm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát huy việc chỉnh trang đô thị gắn với nếp sống văn minh. Gắn việc kêu gọi, thu hút đầu tư với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu:
1. Thu nhập bình quân đầu người: 27 triệu đồng/người.
2. Tổng đầu tư toàn xã hội: 800 tỷ đồng.
3.Thu ngân sách trên địa bàn: 135 tỷ đồng, huyện thu: 24,4 tỷ đồng.
4. Tổng diện tích gieo trồng: 6.000 ha.
5. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 18.000 tấn.
6. Tổng đàn gia súc: 32.500 con; Tổng đàn gia cầm 380.000 con; Diện tích nuôi trồng thủy sản: 242 ha.
7. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn dưới 1,6%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 11%.
8. Tỷ lệ huy động trẻ: 1-2 tuổi 41,5%, 3-4 tuổi 98,5%, 5 tuổi đến trường mầm non 100%; Tiểu học 99,5%; THCS 95,0%; THPT 78,5%; Trường học đạt chuẩn quốc gia 31 trường(Tăng thêm 3 trường).
9. 90% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 98%, bảo hiểm thất nghiệp trên 7,8%, bảo hiểm xã hội trên 12,3%.
10. Tỷ lệ cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa 90%; thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa 85%; hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa 90%.
11. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 36%, giải quyết việc làm mới cho 500 lao động.
12. Tỷ lệ hộ nghèo (2016-2020) giảm còn 15,5%.
13. Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh 98%, trong đó: nước sạch 70%.
14. Tỷ lệ thu gom rác thải khu vực đô thị: 90%; Tỷ lệ có hố chôn lấp rác thải khu vực nông thôn: 100%; Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.
15. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 4 xã; 02 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; thôn kiểu mẫu: 20 thôn; vườn mẫu: 90 vườn.
III. Các công trình, dự án trọng điểm:
1. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hoàn thành đưa vào sử dụng Chợ A Lưới, Hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp A Co (giai đoạn 1); Triển khai Dự án Khu tái định cư vùng sạt lở đất tại xã Nhâm.
2. Các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách: Dự án chăn nuôi bò công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến dăm gỗ rừng trồng; Nhà máy chế biên tinh bột sắn; Dự án trồng và sơ chế cây dược liệu. Xúc tiến đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng A Roàng.
IV. Các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm
1. Chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2. Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3. Chương trình Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống.
4. Chương trình phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
V. Nhiệm vụ, các thế mạnh và giải pháp chủ yếu:
Nhiệm vụ trọng tâm
Tập trung thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị đối với một số mặt hàng chủ lực. Quyết tâm thực hiện thành công đề án phát triển đàn bò gắn với xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tận dụng, lồng ghép và sử dụng tối đa hiệu quả từ các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ, trong đó, lấy du lịch là nòng cốt, làm tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
1. Về kinh tế:
a) Nông, lâm, ngư nghiệp:
Tiếp tục tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Rà soát quy hoạch các vùng, khu sản xuất nông nghiệp tập trung để phát triển kinh tế hộ gia đình, gia trại, trang trại; Tái đàn lợn, nâng cao chất lượng đàn bò, dê gắn với việc phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng trồng lúa tập trung, rau, hoa, chuối theo hướng hữu cơ. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hình thức hợp tác, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Tập trung phát triển rừng gắn với công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững; Thực hiện hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng. Khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng, công tác bảo vệ rừng.
b) Chương trình xây dựng nông thôn mới: Phát huy tối đa nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động sự đóng góp từ nhân dân, phát huy hiệu quả “Ngày nông thôn mới” gắn với thực hiện Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” để vận động nhân dân tham gia các nội dung công việc dễ làm, cần ít kinh phí. Nâng cao các tiêu chí đối với các xã đã đạt nhằm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng:
Tiếp tục đầu tư hạ tầng cụm Công nghiệp - TTCN A Co gắn với kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Vận động di chuyển nhà máy cán tôn vào hoạt động tại cụm Công nghiệp - TTCN A Co. Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2016 - 2020, chú trọng phát triển các sản phẩm từ vải Dèng, chế biến nguyên liệu thịt bò.
Quản lý và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn huyện quản lý gắn với thanh, quyết toán đầu tư dự án hoàn thành. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra dự án đầu tư, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản. Tiến hành tổng kết việc thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng cho giai đoạn 2021 - 2025.
d) Thương mại, dịch vụ:
Đưa vào sử dụng chợ A Lưới, chợ Bốt Đỏ, thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hỗ trợ phát triển đầu tư kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn. Lập dự án xây dựng điểm dừng nghỉ tại Ngã ba Bốt Đỏ. Tiến hành xây dựng Điểm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao A Lưới.
Tăng cường liên kết, quảng bá tiềm năng du lịch kết hợp phát huy giá trị văn hóa cộng đồng. Kêu gọi đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Khuyến khích phát triển dịch vụ lưu trú homestay, farmstay gắn với xây dựng các mặt hàng nông sản, các loại hàng hóa đặc trưng của địa phương nhằm thúc đẩy loại hàng hóa du lịch, hoàng hóa lưu niệm. Phối hợp thực hiện tốt các hoạt động phát triển du lịch A Lưới trong liên kết hợp tác phát triển du lịch trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang.
e) Quản lý tài nguyên, môi trường:
Thực hiện tốt công tác kế hoạch sử dụng đất, lập bản đồ địa chính. Thực hiện nghiêm Kết luận Thanh tra 259 của tỉnh, có phương án xử lý, sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích. Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn đọng về đất đai trong việc thu hồi đất, đền bù bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi đất để giải phóng mặt bằng. Lập phương án sử dụng đất thu hồi và bàn giao cho địa phương quản lý đối với đất HTX Sơn Phước giải thể; quỹ đất lâm nghiệp nhận bàn giao từ Ban quản lý Rừng phòng hộ A Lưới tại xã Hồng Hạ, Hương Nguyên.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Tài nguyên – Môi trường. Tiếp tục rà soát và quản lý chặt chẽ các khu đất công trên địa bàn huyện và trình tỉnh thu hồi các khu đất công để thực hiện các dự án xã hội hóa, các dự án kêu gọi đầu tư trên địa ban huyện.
f) Thu chi ngân sách: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách, thu hồi dứt điểm các khoản thu xuất toán, công nợ. Tiếp tục tạo nguồn thu mới và nuôi dưỡng nguồn thu hiện có. Rà soát, tạo quỹ đất nhằm tạo nguồn thu cho huyện.
e) Doanh nghiệp – Kinh tế tập thể:
Rà soát chế độ, chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, các phương án cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu đầu tư trên địa bàn huyện. Có kế hoạch khuyến khích các hộ kinh doanh giỏi, quy mô khá chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ.
Hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước và các tổ chức khác, tạo vốn sản xuất để phát triển, đồng thời có cơ chế tạo mạng lưới cơ sở để nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và có hướng hỗ trợ kịp thời. Tuyên truyền các văn bản pháp luật về kinh tế tập thể trong cộng đồng nhân dân.
Đẩy mạnh việc thành lập các HTX nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế đất đai để lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp, dành quỹ đất nhất định để kêu gọi đầu tư, liên kết với bà con xây dựng, phát triển các gia trại, trang trại.
2. Về văn hoá - xã hội:
a) Văn hóa và Thông tin: Xây dựng Đề án “Phát triển du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn 2030”. Tổng kết Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020” và Đề án “Phát triển Thể dục thể thao quần chúng huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”.
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng Nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, giai đoạn 2015 - 2020.
Đẩy mạnh các hoạt động phát thanh, truyền hình phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội gắn với công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tích cực và chủ động tiếp cận Đài Truyền hình có uy tính nhằm quảng bá văn hoá, con người, tiềm năng, thế mạnh của A Lưới. Tổ chức tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp.
b) Giáo dục và đào tạo:Thực hiện tốt công tác huy động trẻ và học sinh ra lớp. Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chất lượng đại trà. Củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Phấn đấucó 31 trường đạt chuẩn quốc gia, 3 đến 4 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập “xã, phường, thị trấn có 80% thanh niên trong độ tuổi có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương”. Thực hiện tốt đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 1.
c) Đảm bảo an sinh xã hội:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt việc giúp đỡ các hộ nghèo tại 17 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%. Phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 15%.
Tăng cường công tác dạy nghề, tư vấn việc làm cho lao động; liên kết các tổ chức, các sàn giao dịch gắn với có chính sách hỗ trợ nhằm thực hiện công tác xuất khẩu lao động cho hộ nghèo. Thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đối tượng người có công cách mạng, các đối tượng Bảo trợ xã hội, các chính sách đối với hộ nghèo.
d) Chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn với công tác truyền thông dân số:
Chú trọng công tác dự phòng, phòng chống dịch bệnh theo hướng chủ động kết hợp với tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh, bảo đảm không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng. Thực hiện tốt Đề án “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2016 - 2020”. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống còn dưới 11%. Phấn đấu có 90% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tăng cường kiểm tra kết hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với các cơ sở hành nghề Y - Dược tư nhân.
Tăng cường hoạt động của Đội lưu động dịch vụ SKSS/KHHGĐ gắn liền với việc cung cấp đầy đủ dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Giảm tỷ suất sinh 0,15%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 0,5%.
Tăng cường vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội gắn với làm tốt việc khám chữa bệnh bảo hiểm, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
e) Công tác Dân tộc và chính sách dân tộc: Thực hiện tốt, kịp thời chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg và một số chính sách mới ban hành liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Tranh thủ các nguồn lực từ trung ương, các chương trình, dự án nhằm giải quyết tốt các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc miền núi. Thực hiện tốt Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
3. Về lĩnh vực nộichính:
a) Quốc phòng – An ninh: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giử vững ổn định chính trị, an toàn trật tự. Chú trọng kết hợp giữa an ninh - quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh sâu, rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ Quốc. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Thường xuyên giao ban, hội đàm đối với các huyện giáp ranh, nhất là các huyện tuyến biên giới Việt - Lào nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới.
b) Nội vụ:
Tiếp tục thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân huyện về việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp giáo dục; Sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã. Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định.
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể về Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020; tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 10/01/2019 về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại; áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý, giải quyết công việc và theo dõi, quản lý giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân tại các cơ quan, đơn vị, kịp thời đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức. Thực hiện tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện; UBND các xã, thị trấn.
Tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiến tiến và tiến tới Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.
c) Công tác tư pháp:Thực hiện công tác thẩm định văn bản, tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát văn bản theo Luật ban hành văn bản quy pháp pháp luật. Tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành; thực hiện tốt việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; giải quyết kịp thời các trường hợp đăng ký hộ tịch và chứng thực cho nhân dân theo quy định.
d) Công tác thanh tra – Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Duy trì và thực hiện tốt công tác tiếp dân; tăng cường công tác thẩm tra, xác minh, giải quyết đơn phát sinh thuộc thẩm quyền của huyện. Tập trung chỉ đạo các ngành chức năng rà soát các vụ khiếu nại phức tạp, kéo dài trên địa bàn huyện nhằm giải quyết dứt điểm theo quy định