I. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Ý nghĩa, mục đích
a) Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi thân thiết, có nhiều nét tương đồng về lịch sử văn hóa và kinh tế, có truyền thống gắn bó bên nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay trên tinh thần quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.
b) Việc giao lưu văn hóa, văn nghệ và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI về việc “Mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế … Phát triển hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng … Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đối ngoại của nhân dân; đối ngoại quốc phòng và an ninh, chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hóa đối ngoại”. Đồng thời, tiếp tục triển khai Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, trong đó: “Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa. Đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đã được thiết lập đi vào chiều sâu, chủ động, ổn định. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế”.
c) Việc giao lưu văn hóa, văn nghệ và du lịch giữa huyện A Lưới với 2 huyện Sá Muội (tỉnh Salavan) và huyện Kà Lừm (tỉnh Sekong) nằm ở vùng biên giới Việt Nam - Lào là đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, hai huyện có cùng biên giới, nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc; thúc đẩy hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các địa phương, nhất là khu vực biên giới để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc; đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
2. Yêu cầu
a) Đây là lần đầu tiên việc giao lưu được tổ chức quy mô toàn tuyến giữa các tỉnh có chung biên giới giữa Việt Nam và Lào trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan. Huyện A Lưới được tỉnh giao tổ chức đêm giao lưu văn hóa, nghệ thuật tại huyện, do vậy, công tác chuẩn bị cần phải cụ thể, thống nhất và chu đáo.
b) Các hoạt động tham gia giao lưu gặp gỡ nhằm quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa đặc trưng của nhân dân các dân tộc, góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển du lịch, năng cao đời sống về kinh tế - văn hóa cho nhân dân các dân tộc sống ở khu vực biên giới của huyện A Lưới với huyện Sá Muội (tỉnh Salavan) và huyện Kà Lừm (tỉnh Sekong).
c) Hình thức tổ chức và các hoạt động giao lưu cần phải thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị, gần gũi, thân thiết giữa 2 nước, 2 tỉnh, giữa huyện A Lưới với 2 huyện bạn, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
II. CHƯƠNG TRÌNH, NÔI DUNG GIAO LƯU
1. Thời gian, địa điểm
a) Thời gian: Từ ngày 14/9 đến ngày 15/9 năm 2012.
b) Địa điểm: Tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.
2. Nội dung cụ thể
a) Ngày 14 tháng 9:
- Sáng: Rà soát công tác chuẩn bị, bố trí nơi đón tiếp, ăn, nghỉ cho Đoàn.
- Từ 9h00 đến 11h00: Đón tiếp Đoàn đại biểu huyện Sá Muội (tỉnh Salavan) và huyện Kà Lừm (tỉnh Sê Kông) tại Hội trường Huyện ủy.
- Trưa (11h00 đến 13h30): Lãnh đạo huyện chiêu đãi đại biểu 02 huyện Sá Muội, Kà Lừm ăn trưa tại Khách sạn Đô Thành (có tặng quà lưu niệm).
- Chiều (14h00 đến 17h00): Đoàn đại biểu 2 huyện Sá Muội, Kà Lừm đi tham quan điểm du lịch cộng đồng tại thôn A Ka - A Chi xã A Roàng/một số mô hình sản xuất trên địa bàn. Đồng thời, chuẩn bị đón tiếp Đoàn đại biểu tỉnh Salavan, tỉnh Sekong và tỉnh Thừa Thiên Huế, các Sở ngành liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hội trường Huyện ủy (17h00 đến 18h00).
- Tối (18h00 đến 22h00): Dự Chương trình giao lưu nghệ thuật, tiệc chiêu đãi của Lãnh đạo huyện tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới. (Chương trình giao lưu nghệ thuật do UBND huyện cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp thực hiện - có kịch bản riêng).
b) Ngày 15 tháng 9:
- Sáng: Ăn sáng tại Khách sạn Đô Thành (dự kiến) và tiễn Đoàn đại biểu tỉnh Salavan, tỉnh Sê kông và tỉnh Thừa Thiên Huế, 2 huyện Sá Muội, Kà Lừm.
3. Thành phần đại biểu
Gồm Đoàn đại biểu tỉnh Salavan, tỉnh Sekong, tỉnh Thừa Thiên Huế; các Sở ban ngành liên quan của tỉnh, 2 huyện Sá Muội, Kà Lừm, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, các phòng, ban liên quan huyện A Lưới, dự kiến từ 200 đến 220 người.
4. Quà tặng cho đại biểu 2 huyện Sá Muội, Kà Lừm (khoảng 45 người)
Chia ra 3 mức:
- 01 triệu đồng cho Trưởng đoàn,
- 500 ngàn đồng cho Phó Trưởng đoàn,
- 300 ngàn đồng cho các thành viên của Đoàn.
5. Kính phí
Ngân sách và vận động tài trợ.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Văn phòng HĐND và UBND huyện
-Tham mưu Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức giao lưu của huyện.
- Lập danh sách khách mời dự chương trình giao lưu, thiết kế các bảng tên, chức danh các đoàn; đề xuất điều động lực lượng tham dự chương trình giao lưu trình Chủ tịch UBND huyện xem xét, phê duyệt.
- Phát hành giấy mời dự chương trình giao lưu vào trưa và tối ngày 14/9/2012 theo danh sách được duyệt.
- Chuẩn bị nội dung phát biểu cho lãnh đạo huyện tại đêm giao lưu.
- Chuẩn bị quà cho đại biểu của 2 huyện Sá Muội, Kà Lừm.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Huyện ủy phân công Lãnh đạo, cán bộ chuyên viên đón tiếp đại biểu (Lãnh đạo và chuyên viên theo dõi lĩnh vực).
- Chuẩn bị hoa cho Lãnh đạo huyện tặng các đoàn huyện bạn đến tham dự.
- Chuẩn bị tiệc chiêu đãi của lãnh đạo huyện vào trưa và tối ngày 14/9/2012, ăn sáng tiễn Đoàn vào sáng 15/9/2012 tại Nhà sàn Cội Nguồn.
- Liên hệ các khách sạn, nhà nghỉ bố trí chỗ ở cho các Đoàn của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Salavan, Sê kông, các Sở ngành liên quan, 2 huyện Sá Muội, Kà Lừm (trước ngày 10/9 2012).
- Lập dự trù kinh phí (tiệc chiêu đãi, ăn nghỉ, quà tặng...) trình Thường trực HĐND, UBND huyện xem xét.
2. Phòng Văn hóa và Thông tin
- Xây dựng chương trình, kịch bản chi tiết đêm giao lưu nghệ thuật, trình đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, UBND thị trấn A Lưới và các cơ quan liên triển khai công tác tuyên truyền cổ động trực quan:
Tổ chức trang trí băng rôn, khẩu hiệu (02 ngôn ngữ Việt, Lào), cờ Tổ quốc 2 nước Việt Nam, Lào đường A Vầu và địa điểm diễn ra chương trình giao lưu (Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới). Hoàn thành trước ngày 12/9/2012.
- Chuẩn bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, 4 đến 5 cồng chiêng phục vụ đêm giao lưu. Dự phòng máy phát điện khi có sự cố về điện lưới Quốc gia.
- Chủ trì thiết kế sân khấu nổi ngoài trời, thuê bàn ghế bố trí tại sân Trung tâm sinh hoạt văn hóa các dân tộc huyện A Lưới, phục vụ cho đêm giao lưu văn nghệ tối 14/9/2012. Xây dựng phương án 2 khi thời tiết không thuận tiện.
- Lập dự toán kinh phí (nội dung giao lưu văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền cổ động trực quan ...), gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình UBND huyện phê duyệt.
- Liên hệ với các Đồn Biên phòng mượn cờ Việt Nam, Lào để trang trí. In ấn Cờ xí của 2 nước (50 lá cờ) để chuẩn bị cho học sinh cùng lãnh đạo huyện đón đoàn.
- Liên hệ với UBND xã A Roàng và các cơ quan liên quan để dẫn đoàn đi tham quan điểm du lịch A Ka - A Chi và rừng nguyên sinh A Roàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Văn phòng Huyện ủy
- Chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin để sắp xếp, trang trí hội trường.
- Phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện chuẩn bị nước uống, khăn trải bàn, công tác lễ tân, đón tiếp đại biểu, công tác phục vụ trong suốt thời gian diễn ra đợt giao lưu (Lãnh đạo văn phòng và 01 chuyên viên). Chủ động phối hợp với chuyên viên CNTT Văn phòng HĐND và UBND huyện tổng hợp những hình ảnh về quan hệ đối ngoại trong những năm qua giữa Huyện A Lưới với các tỉnh, các huyện nước bạn Lào để trình chiếu, làm ảnh tư liệu tại buổi giao lưu theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Huyện ủy (làm dự trù kinh phí về ảnh tư liệu).
4. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện
Cử phóng viên viết bài, đưa tin về đợt giao lưu.
5. Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Tham mưu Thường trực HĐND, UBND huyện cân đối kinh phí, trình UBND huyện để xem xét, giải quyết. Phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện tiếp nhận các khoản hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp.
6. Công an huyện
- Bố trí xe cảnh sát dẫn đường đoàn đại biểu của 2 huyện Kà Lừm, Sá Muội từ cửa khẩu về trung tâm huyện (Hội trường Huyện ủy) và tiễn bạn từ huyện về cửa khẩu La Lay (dự kiến theo lộ trình của 2 huyện bạn).
- Chủ trì, phối hợp với UBND thị trấn A Lưới đảm bảo công tác an ninh trật tự trong suốt thời gian diễn ra tổ chức giao lưu.
7. Ban Chỉ huy Quân sự huyện
- Chủ động phân công trực chỉ huy, trực chiến, trực phòng không bảo đảm an ninh chính trị trong suốt thời gian diễn ra đợt giao lưu.
8. Các Đồn Biên phòng
- Tăng cường công tác tuần tra, mật phục trên tuyến biên giới, phòng chống địch xâm nhập, bảo đảm an ninh chính trị trên tuyến biên giới và nội địa.
- Cử phiên dịch cho những ngày diễn ra giao lưu tại huyện (mỗi Đồn 1 phiên dịch).
- Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin để phiên dịch nội dung các băng rôn, khẩu hiệu,… sang tiếng Lào.
- Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hồng Vân: Liên hệ với huyện Sá Muội để mời các thành phần đại biểu huyện bạn tham dự. Liên lạc với đoàn đại biểu cấp cao huyện Sá muội về thời gian để thông tin cho Lãnh đạo huyện (qua Lãnh đạo 2 Văn Phòng Huyện ủy, Văn Phòng HĐND và UBND huyện) để sắp xếp, chuẩn bị đón tiếp.
- Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt: Liên hệ với huyện Kà Lừm để mời các thành phần đại biểu huyện bạn tham dự.Liên lạc với đoàn đại biểu cấp cao huyện Ka Lừm về thời gian để thông tin cho Lãnh đạo huyện (qua Lãnh đạo 2 Văn Phòng Huyện ủy, Văn Phòng HĐND và UBND huyện) để sắp xếp, chuẩn bị đón tiếp.
9. Phòng Y tế
Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện bố trí phương án đảm bảo sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm cho đại biểu.
10. Phòng Giáo dục và đào tạo
Bố trí 40 em học sinh trang phục gọn gàng, nếu học sinh là người dân tộc thiểu số thì mang trang phục truyền thống của dân tộc mình; có cờ xí của 2 nước chuẩn bị đón Đoàn trước Hội trường Huyện ủy theo sự hướng dẫn của Ban Tổ chức giao lưu văn hóa của huyện.
11. Ban Quản lý CTCC & DV công ích
Bố trí lực lượng để tổng dọn vệ sinh trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Công an huyện đến Nghĩa trang liệt sỹ, tuyến đường A Vầu và địa điểm diễn ra chương trình giao lưu. Hoàn thành trước ngày 11/9/2012.
12. Chi nhánh Điện lực A Lưới
Ưu tiên bố trí nguồn điện phục vụ chương trình giao lưu. Bố trí nhân viên trực điện tại 2 đêm giao lưu.
13. Trạm cấp thoát nước
Ưu tiên phục vụ đủ nước tại các Khu dân cư vùng trung tâm huyện, các khu Nhà nghỉ, khách sạn - nơi có các Đoàn lưu trú, Khu vực Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới - nơi diễn ra buổi giao lưu. Có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Nhận được Kế hoạch này, UBND huyện yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra, thường xuyên báo cáo UBND huyện để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc./.