Để cụ thể hóa Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình năm 2008, đưa Luật và các Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn, Nghị quyết các cấp hiện thực cuộc sống, 10 năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã đã cụ thể hóa ban hành hệ thống các văn bản để tạo cơ sở pháp lý, trong đó công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm như trên loa truyền thanh xã, đài truyền thanh huyện, tổ chức hội thi thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia và cổ vũ, các làng, thôn, tổ dân phố đã đưa nội dung Luật vào quy ước, hương ước xây dựng làng văn hóa, nâng cao vai trò của người có uy tín, người cao tuổi. Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Hồng Thượng ông Huỳnh Vinh cho biết: “Phát huy vai trò Hội người cao tuổi bản thân luôn luôn vận động người cao tuổi làm thế nào là phải phát huy gương sáng tuổi cao chí càng cao vận động con cháu làm thế nào xây dựng gia đình hạnh phúc không bạo lực gia đình bằng cách lồng ghép tuyên truyền các ngày họp thôn , các ngày sinh hoạt người cao tuổi, làm thế nào trước hết người cao tuổi phải uôn luôn đóng vai trò ông bà cha mẹ mẫu mực để con cháu noi theo”
Trao đổi với UBND xã Hương Phong, chị Lê Thị Ni Na – Phó CT HLHPN xã Hương Phong chia sẻ: “Nhờ thi hành nghiêm túc Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngay từ đầu, từ công tác lãnh, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động nên trong 08 năm trở lại đây UBND xã Hương Phong chưa ghi nhận vụ bạo lực gia đình nào xảy ra trên địa bàn xã”
Trong cuộc sống của mỗi gia đình sẽ không trách khỏi sự bất hòa, tuy nhiên mỗi người sẽ có cách giải quyết, ứng xử khác nhau để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chị Nguyễn Thị Hiền và anh Trần Văn Dương, sống tại thôn Hương Phú xã Hương Phong cho rằng: “Để tránh xung đột, tránh bạo lực trong gia đình – đơn giản thôi, anh và chị biết nhịn nhau, khi chồng nóng giận thì vợ sẽ nhẹ nhàng thuyết phục hoặc im lặng, khi anh nguôi ngoai thì hai người sẽ nói chuyện với nhau để tìm hướng giải quyết, nhờ vậy gia đình anh chị sẽ luôn êm ấm, không có chuyện gì xảy ra”.
Theo báo cáo của UBND huyện A Lưới từ năm 2008 đến năm 2012 số vụ bạo lực gia đình toàn huyện còn cao, đỉnh điểm năm 2011 có 77 vụ, năm 2012 có 80 vụ bạo lực và phụ nữ là đối tượng bị bạo lực chiếm 90%, bạo lực tinh thần cao nhất, đứng thứ hai là bạo lực thân thể, sau đó là bạo lực kinh tế, bạo lực do nhiều nguyên nhân như gia trưởng, áp lực về kinh tế, nhận thức còn hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ, trước tình trạng đó, huyện nhà tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, can thiệp, có nhiều cá nhân, tập thể thực sự tích cực trong việc thực thi Luật, nhờ vậy từ năm 2013 trở đi đã có chiều hướng giảm rất nhiều, năm 2017 chỉ xảy ra 17 vụ, năm 2018 ghi nhận xảy ra 02 vụ. Đây là một trong những kết quả nổi bật từ khi thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định trong thi hành Luật và chúng ta cũng phải thực sự nhìn vào sự thật bạo lực gia đình như là “tảng băng chìm” bởi nhiều người vẫn cho rằng đó là chuyện gia đình người khác, người bị bạo lực thì ngại tố cáo, thường cam chịu và bạo lực về tinh thần trong xã hội hiện đại sẽ xảy ra nhiều hơn các loại bạo lực khác. Chính vì những lý do cơ bản đấy cho thấy công tác phòng, chống BLGĐ luôn là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong thời gian tới nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc./.