Dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện của Trung ương và của tỉnh, UBND huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện. Sau 10 năm nhìn lại, việc triển khai thi hành luật PCBLGĐ trên địa bàn huyện A Lưới đạt được nhiều kết quả cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, giảm số vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn huyện. Hàng năm, tổ chức các hội thi, tọa đàm, hội diễn văn nghệ như: Hội thi “Gia đình hạnh phúc”; Hội thi “Gia đình thể thao”; Hội thi “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”; Hội thi “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; ….với sự tham gia đông đảo của hơn 1000 lượt người, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các gia đình. Đặc biệt, năm 2017 nhân kỷ niệm Ngày “Gia đình Việt Nam” 28/6 Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Yêu thương và chia sẻ", tuyên dương 24 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc và tạo điều kiện cho các gia đình giao lưu, học tập kinh nghiệm, tuyên truyền thực hiện mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức (với sự tham gia của 23 lượt người/năm). Xây dựng trên 15 pano; 15 câu khẩu hiệu/năm, 1350 tờ rơi và nhiều nội dung tuyên truyền được thực hiện trên Bản tin huyện, website, hệ thống phát thanh thuộc 21 xã, thị trấn. Xây dựng các chuyên mục về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, với hơn 150 tin bài phát trên Đài truyền thanh - Truyền hình của huyện và hệ thống loa phát thanh của các xã tập trung vào các Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Xây dựng các mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCBLGĐ được thực hiện tích cực, thường xuyên và mang lại hiệu quả trong việc giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn huyện.
Theo thống kê từ cơ sở, giai đoạn năm 2008-2012 số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn toàn huyện có xu hướng tăng. Giai đoạn năm 2012-2018 số vụ bạo lực gia đình có chiều hướng giảm qua từng năm.
STT
|
|
Tổng
|
Năm báo cáo
|
Ghi chú
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
1
|
Tổng số vụ BLGĐ
|
449
|
52
|
58
|
63
|
77
|
80
|
40
|
31
|
17
|
17
|
12
|
2
|
|
Nông thôn là địa bàn thường xuyên diễn ra các vụ bạo lực gia đình với 394/449 vụ, đối tượng bị bạo lực chủ yếu là nữ giới (trên 90% đội tượng bị BLGĐ là nữ giới), độ tuổi thường xảy ra bạo lực gia đình từ 16-59 tuổi. Hình thức bạo lực chủ yếu là tinh thần và thân thể (năm 2012 có 34 vụ bạo lực gia đình với hình thức bạo lực là tinh thần, 23 vụ bạo lực gia đình với hình thức bạo lực là thân thể; năm 2016 có 20 vụ BLGĐ với hình thức bạo là thân thể). Đa phần nam giới sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ là do họ không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Ngoài các hình thức bạo lực tinh thần hay thân thể trên địa bàn huyện còn có những hành vi BLGĐ với các hình thức khác như: tình dục, kinh tế…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như: khó khăn về kinh tế tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp gây nên bạo lực gia đình; Trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận người dân còn thấp; các nguyên nhân về tệ nạn xã hội, như: rượu chè, cờ bạc, mại dâm và các nguyên nhân khác như: ngoại tình, ghen tuông; Sự quan tâm của cộng đồng và gia đình tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ. Sự phản ứng của cộng đồng đối với phòng, chống bạo lực gia đình còn thờ ơ, chưa mạnh mẽ; việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình còn chưa kịp thời, nghiêm minh; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế.
Nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là: tư tưởng phong kiến, gia trưởng, bất bình đẳng giới; nhận thức của một bộ phận người dân về Hôn nhân và gia đình, về bạo lực gia đình, về Bình đẳng giới còn hạn chế; nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc giáo dục con em, quan hệ nam nữ không lành mạnh nên tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại (năm 2013 có 43 trường hợp tảo hôn; năm 2016 có 19 trường hợp tảo hôn; năm 2017 có 35 trường hợp tảo hôn…), đời sống vật chất thiếu thốn, thiếu sự quan tâm, chia sẻ cho nhau nên chuyện xô xát, đánh mắng nhau là những hệ lụy khó tránh khỏi và các hình thức bạo lực trong gia đình cũng từ đó mà nảy sinh. Bạo lực gia đình để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình sức khỏe bị giảm sút, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí những vụ việc nghiêm trọng còn dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó bạo lực gia đình làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị xâm phạm một cách thô bạo những giá trị truyền thống tốt đẹp khó có thể tồn tại. Bạo lực gia đình còn tác động xấu đến trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến BLGĐ sẽ cảm thấy bất bình, thấy ức chế, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội (đặc biệt là đối với trẻ em). Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân …
Với tình hình bạo lực gia đình diễn ra trong những năm qua các cấp, các ngành đã có các biện pháp hỗ trợ người bị BLGĐ như: thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình ở cấp huyện và cấp xã. Phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình…đến từng người, từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức hòa giải thành công mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình với trên 200 vụ việc. Công tác tư vấn về gia đình ở cơ sở được Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn. Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình...Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có các hành vi bạo lực gia đình được chú trọng. Xây dựng và phát triển các câu lạc bộ (CLB), mô hình PCBLGĐ nhận được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Toàn huyên đã nhân rộng được 18 CLB gia đình phát triển bền vững với tổng số trên 800 hội viên tham gia; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xây dựng 56 CLB gia đình hạnh phúc với hơn 1.120 thành viên.
Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chung tay phòng, chống bạo lực gia đình. Nhận thức của nhân dân về phòng, chống bạo lực gia đình có chuyển biến tích cực, các vụ BLGĐ có chiều hướng giảm so với những năm trước. Việc bình đẳng về quyền lợi được học tập, làm việc, chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái của phụ nữ được cải thiện; vị thế vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Bản thân người phụ nữ cũng tích cực phấn đấu tự vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, nuôi con tốt dạy con ngoan… Từng bước xóa bỏ phân biệt đối xử về giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong từng gia đình.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thi hành Luật vẫn còn gặp một số khó khăn như: việc tuyên truyền pháp luật và phổ biến các văn bản liên quan của cấp trên vẫn còn gặp những khó khăn nhất định; công tác thống kê số liệu về gia đình và bạo lực gia đình còn khó khăn do chưa có đội ngủ cộng tác viên và kinh phí hỗ trợ cho việc điều tra thu thập số liệu; nội dung sinh hoạt thôn, CLB và nhóm chất lượng chưa cao duy trì chưa thường xuyên; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ đồng bộ; công tác tuyên truyền còn hạn chế về hình thức và cả nội dung.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Luật PCBLGĐ trên địa bàn huyện A Lưới cần có một số giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh chỉ đạo, phối kết hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình thông qua hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn và các hoạt động tuyên truyền khác nhằm nâng cao nhận thức toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện về công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng như những hậu quả của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Mở các chuyên mục, tăng thời lượng và tần suất các chương trình nhằm phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác gia đình. Tổ chức các chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, nhân các sự kiện: Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đới với phụ nữ và trẻ em gái 25/11. Tổ chức các Hội thi, hội diễn, Liên hoan, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức triển lãm ảnh, tranh cổ động nhằm truyền tải các thông điệp về phòng, chống bạo lực gia đình đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện bình đẳng giới, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, gia đình không có hành vi bạo lực, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, đối xử công bằng với con có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư nơi sinh sống, tích cực tham gia vào các hoạt động hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.