Để tìm gặp được chị Him, chúng tôi phải đến ngôi trường mà chị đang công tác, chăm sóc, nuôi dạy các cháu là con em của địa phương với tên gọi trìu mến là “Người mẹ thứ hai” tại trường Mầm non Hồng Vân. Chúng tôi đến, chị vẫn đang hăng say hướng dẫn, cùng các con lớp mẫu giáo mà mình chủ nhiệm tập các bài múa hát như thường ngày. Từ sự đam mê với nghề nghiệp, luôn dành tình thương yêu và chăm sóc, dạy bảo các cháu từ những việc làm nhỏ nhất phù hợp với lứa tuổi của mình, đã phần nào vơi đi những lo toan, vất vả trong việc chăm lo đời sống gia đình, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế một cách bền vững, phát triển ổn định hơn.
Cũng như nhiều gia đình khác, đã từ lâu người dân vẫn mong tìm được hướng đi thích hợp trong đầu tư phát triển kinh tế, đi đến xoá đói giảm nghèo, đưa đời sống, kinh tế ngày càng phát triển ổn định hơn. Gia đình chị Hồ Thị Him và anh Quách Văn Trung tại thôn Kêr, xã Hồng Vân tâm sự với chúng tôi như vậy. Đời sống kinh tế của gia đình trước kia gặp nhiều khó khăn lắm, khi chưa xây dựng được mô hình kinh tế bền vững cho gia đình như hôm nay, mà chủ yếu chỉ dựa vào sức lao động, sản xuất nhưng cũng chỉ đủ cho cái ăn, cái mặc hàng ngày chứ đời sống thì vẫn còn nhiều thiếu thốn. Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình chị Him, khi đã có sự đầu tư, chăm sóc, cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, với mục tiêu đưa đời sống kinh tế ngày càng phát triển ổn định hơn.
Trong những ngày đầu xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho gia đình, anh Trung chị Him đã bàn và phân chia công việc cho từng người, từ việc vay vốn để mua con giống, xây dựng chuồng trại, để phát triển chăn nuôi và và trồng rừng kinh tế. Nhờ đó, gia đình tích luỹ từng năm để có vốn làm ăn, trồng rừng kinh tế với hơn 11 ha và phát triển thêm chăn nuôi gia súc của gia đình mình.
Hôm nay, đến thăm mô hình chăn nuôi kinh tế của gia đình Anh chị, khi đã có sự đầu tư, chăm sóc, cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, đã phần nào đưa đời sống kinh tế càng được phát triển ổn định hơn. Mô hình phát triển kinh tế gia đình của Anh Trung chị Him hiện nay có hơn 300 con gia súc. Trong đó, 160 con lợn thịt, 20 con lợn nái và hơn 60 con lợn, 11 con bò con trên diện tích chuồng trại chăn nuôi khoảng 500m2 và 11 ha rừng kinh tế đưa thu nhập hàng năm cho gia đình là trên 200 triệu đồng, tạo cho gia đình có thêm của ăn của để, các cháu có điều kiện ăn học đình như hôm nay, mà chủ yếu chỉ dựa vào sức trong lao động, sản xuất nhưng cũng chỉ lo đủ cho cái ăn, cái mặc hàng ngày chứ đời sống thì vẫn còn nhiều thiếu thốn lắm. Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình chị Him, khi đã có sự đầu tư, chăm sóc, cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, với mục tiêu đưa đời sống kinh tế ngày càng phát triển.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Him còn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của địa phương. Chị Him cho rằng, ở nông thôn, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia sản xuất, kinh doanh, làm giàu trên mảnh đất của mình là hết sức quan trọng. Để làm được công tác này, người làm công tác tuyên truyền phải thực sự gương mẫu, bởi Bác từng dạy, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Ghi nhớ lời dạy ấy của Bác, chị Him cùng gia đình luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các phong trào ở địa phương, gần gũi và gắn bó mật thiết với nhân dân. Chị dành nhiều thời gian để thăm hỏi, hỗ trợ làm ăn, chăm lo cuộc sống.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chị Him nâng cao ý thức trong việc phát huy vai trò tiên phong của người đảng viên trong phát triển kinh tế gia đình, chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Với nỗ lực học tập và làm theo lời Bác dạy, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, làm giàu ngay tại quê mình. Chị Hồ Thị Him xứng đáng là một trong những tấm gương tiêu biểu của huyện trong phong trảo thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua việc giúp nhau xây dựng các mô hình sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng nông thôn miền núi ngày càng phát triển bền vững ngay từ những mô hình kinh tế từng mỗi gia đình như thế này./.