Phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc về ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn công tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch với những mục tiêu kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch phát triển du lịch góp phần đa đạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo tour, tuyến du lịch hoàn chỉnh và giới thiệu, quảng bá cho du khách. Qua đó, góp phần tôn vinh, phát huy giá trị di sản văn hóa, giới thiệu vốn văn hóa đặc sắc, sự phong phú độc đáo của văn hóa các dân tộc miền núi A Lưới trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giới thiệu những tiềm năng du lịch thông qua hệ thống các di tích lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, văn hóa ẩm thực, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội truyền thống.
I CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Về văn hóa
Đơn vị đạt chuẩn văn hóa
+ Làng, thôn, tổ dân phố: 5 làng;
+ Cơ quan, trường học: 7 cơ quan;
+ Hộ gia đình đạt chuẩn Văn hóa: 1.000 hộ
2. Du lịch
Phấn đấu năm 2018, tổng lượng khách đến A Lưới đạt 38.000 lượt, trong đó:
+ Tổng lượng khách quốc tế đạt 7.000 lượt.
+ Tổng lượng khách nội địa đạt 31.000 lượt.
Thời gian lưu trú trung bình: đối với khách quốc tế là 2 ngày, khách nội địa là 1.5 ngày.
Tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt khoảng 8 tỷ đồng.
II. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Về Văn hóa:
1.1 Hoàn thiện và bổ sung một số hạng mục trong Phương án bảo tồn, khôi phục các làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số A Lưới theo kiến trúc truyền thống đại diện cho dân tộc Pa Cô tại làng Việt Tiến, xã Hồng Kim.
1.2 Tiếp tục chỉ đạo sưu tầm và hiến tặng hiện vật, kỷ vật chiến tranh, hiện vật văn hóa truyền thống để trưng bày tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, nhà trưng bày Di tích lịch sử cách mạng đồi A Biah và Khu chứng tích chiến tranh hóa học sân bay A Sho.
1.3 Mở các lớp truyền dạy Dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Cô trên địa bàn huyện A Lưới; Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế in và phát hành băng đĩa các ca khúc viết về A Lưới.
1.4 Tiếp tục tuyên truyền, vận động 100% người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình vào các ngày lễ cưới, hỏi, Ariêu A Da, Ariêu Piing, Ariêu Car và các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước.
1.5 Tiếp tục phối hợp hoàn thiện hồ sơ để đề nghị công nhận lễ A Da Koonh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Tổ chức triển khai Kế hoạch Sưu tầm, bảo quản, trưng bày di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số A Lưới giai đoạn 2018 – 2020.
1.6 Tổ chức tái hiện Tục đi sim của đồng bào Pa Cô; Tái hiện lễ cưới truyền thống của đồng bào Pa Cô; Trình diễn Tắm tiên và nét sinh hoạt truyền thống dưới nước của dân tộc Pa Cô; Hội thi Ẩm thực truyền thống, dệt Dèng và các trò chơi dân gian truyền thống trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện A Lưới lần thứ II.
1.7 Tiếp tục triển khai Kế hoạch bảo tồn, khôi phục các làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số A Lưới theo kiến trúc truyền thống đại diện cho dân tộc Tà Ôi tại thôn Pa Ris - Kavin, xã A Đớt; dân tộc Cơ Tu tại thôn Pa Hy, xã Hồng Hạ.
1.8 Tổ chức Hội thảo Nghiên cứu trận đánh đồi A Biah.
1.9 Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát huy, phát triển tạo ra những sản phẩm độc đáo như nghề đan lát thủ công truyền thống, nghề Dệt Dèng của người Tà Ôi; Mở các lớp truyền dạy nghề khắc gỗ, chế tác nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới; chỉ đạo các làng, xã tổ chức lễ hội A Da, lễ cưới, lễ hội Ariêu Piing đặc biệt là xây dựng mô hình nhà Piing đúng theo truyền thống.
1.10 Xây dựng Đề án trồng và khôi phục các giống nguyên liệu, gia vị sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới; Tổ chức rà soát và thực hiện khoanh vùng cắm mốc tại các điểm di tích lịch sử cách mạng đã được công nhận và chưa công nhận trên địa bàn huyện.
1.11 Tổ chức điểm Lễ hội A Da trong dịp ngày Đại đoàn kết toàn dân 18/11/2018 (dự kiến: Làng A Năm, xã Hồng Vân; Thôn Đụt, xã Hồng Trung đại diện dân tộc Pa Cô; Làng A Ka, xã A Roàng, Thôn Pâr Nghi 1, xã A Ngo đại diện dân tộc Tà Ôi; Làng A Giồng, xã Hương Nguyên, Thôn Pa Hy, xã Hồng Hạ đại diện dân tộc Cơ Tu).
1.12 Bảo tồn và phát huy các món ăn, thức uống truyền thống trong các bữa ăn hàng ngày và trong các dịp lễ hội, tết. Các món ăn truyền thống được chú trọng trong khâu chế biến, đúng theo bản sắc riêng, vừa tiếp đãi khách quý, vừa thể hiện nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực của vùng cao A Lưới.
1.13 Thành lập các đội văn nghệ truyền thống ở các xã đại diện cho mỗi dân tộc trong huyện, mời các nghệ nhân dân gian truyền dạy lại cho thế hệ trẻ những làn điệu dân ca cổ, những điệu múa cổ, truyền nghề truyền thống, nghề dệt Dèng thổ cẩm, đan lát, mộc, rèn, chạm khắc mỹ nghệ…
1.14 Tổ chức sơ kết và rút kinh nghiệm về quá trình triển khai, thực hiện Đề án “Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014-2020“ năm 2018.
2. Về Du lịch
2.1 Tổ chức giao ban hợp tác phát triển du lịch dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua 4 huyện: Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang (Quảng Nam) và huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) năm 2018. Xây dựng Kế hoạch phối hợp liên kết hợp tác phát triển du lịch dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua các huyện: Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang (Quảng Nam), Hướng Hóa (Quảng trị), Bố Trạch (Quảng Bình) và huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) năm 2018.
2.2 Xây dựng Đề án phát triển du lịch huyện A Lưới giai đoạn từ năm 2018-2020 tầm nhìn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2.3 Tiếp tục xây dựng và phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí; du lịch sinh thái; du lịch di tích lịch sử, du lịch khám phá lòng hồ thủy điện A Lưới, suối Pâr Le, A Lin, thác A Nôr; phát triển mạnh du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội, làng nghề truyền thống nhất là khai thác các đặc trưng văn hóa các dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng của A Lưới.
2.4 Phát triển mạnh du lịch cộng đồng, tập trung khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội, làng nghề truyền thống nhất là khai thác nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới gắn với việc quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người và quê hương A Lưới đến với du khách.
2.5 Xây dựng chương trình tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch trong Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ II, năm 2018.
2.6 Thiết lập các tuyến du lịch mới tham quan Làng du lịch cộng đồng Việt Tiến, xã Hồng Kim; Du lịch sinh thái kết hợp tâm linh tại khu du lịch sinh thái Suối Pâr le, xã Hồng Hạ và Nhà trưng bày Di tích lịch sử Sân bay A Sho, xã Đông Sơn.
2.7 Khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống, các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ và các trò chơi dân gian nhất là khai thác các đặc trưng văn hóa các dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng, phục vụ phát triển du lịch.
2.8 Phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương trên cơ sở tổng thể cả vùng, tránh trùng lắp, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới để tạo sự khác biệt, tạo hấp dẫn cho du khách.
2.9 Tiếp tục đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá các làng văn hóa du lịch: Thôn A Ka1 (A Roàng); Thôn A Hưa (Nhâm); Làng Việt Tiến (Hồng Kim)…
2.10 Giới thiệu, quảng bá Lễ hội A Da truyền thống của các dân tộc huyện A Lưới đến với du khách.
2.11 Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các loại hình diễn xướng truyền thống, các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian phục vụ phát triển du lịch.
2.12 Khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất, chế biến, cung ứng lương thực, thực phẩm, rau sạch... dịch vụ bổ trợ du lịch đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh du lịch.