Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Khó mà dễ trong công tác phòng chống sốt xuất huyết
Ngày cập nhật 28/08/2017

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, nhiệm vụ phòng chống sốt xuất huyết bùng nổ trên diện rộng đang là vấn đề mà xã hội đang quan tâm.

Trong phòng chống sốt xuất huyết, nhằm tiêu diệt được virut Dengue là rất khó thực hiện vì vậy các nhà khoa học quan tâm đến là tiêu diệt bọ gậy trong cộng đồng, một biện pháp dễ thực hiện hơn nhằm không cho bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành để virut phát tán thành dịch bệnh.

Với khẩu hiệu “không có lăng quăng bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, trong thời gian qua ngành y tế đã không ngừng quan tâm đến vấn đề xử lý tiêu diệt bọ gậy, mỗi năm có 03 đợt chiến dịch thau vét bọ gậy, mục đích nhằm tuyên truyền cho nhân dân biết được sự nguy hiểm của lăng quăng, bọ gậy khi để chúng phát triển thành muỗi, qua đó huy động nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội thực hiện các biện pháp xử lý tiêu diệt bọ gậy. Đây là việc làm đơn giản, dễ thực hiện trong cộng đồng và có hiệu quả thiết thực trong phòng chống sốt xuất huyết, tuy nhiên tại một số địa phương chỉ số bọ gậy vẫn rất cao gây bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là gì?

Thứ nhất là ý thức của người dân về việc xử lý bọ gậy. Thông qua các đợt tuyên truyền, đại đa số người dân đều biết cách xử lý các ổ bọ gậy tại hộ gia đình như súc rửa các dụng cụ chứa nước, đậy kín các bể cũng như lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng đến, thả cá vào bể chứa nước, phát quang bụi rậm, xử lý rác thải đúng nơi quy định...Nhưng trên thực tế việc thau vét bọ gậy không được thực hiện định kỳ và thường xuyên. Mặt khác, người dân chưa thấy trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống dịch, cho đó là trách nhiệm của ngành y tế và của chính quyền địa phương. Người dân chỉ quan tâm đến vấn đề điều trị hơn là biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết.

Nguyên nhân không thể không nhắc đến là tuyến y tế cơ sở. Hàng tháng, tuyến y tế cơ sở cần đi kiểm tra, lấy mẫu và cấp phát tài liệu tuyên truyền về thau vét bọ gậy. Mặc dù đã thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế như không đi hết tận các hộ gia đình do không đủ thời gian, gặp rào cản tâm lý khi đi kiểm tra trong nhà dân...

Để công tác phòng chống sốt xuất huyết có hiệu quả cần khắc phục những hạn chế trên. Ngành y tế cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường tuyên truyền hơn nữa về công tác xử lý thau vét bọ gậy trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Mỗi người dân, mỗi gia đình phải có trách nhiệm với cộng đồng, nâng cao vai trò quan trọng của việc thau vét bọ gậy bởi sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccin phòng bệnh, tránh để người dân chủ quan phụ thuộc vào ngành y tế.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn người dân thực hiện thau vét bọ gậy thường xuyên, định kỳ giúp giảm bớt chỉ số bọ gậy từ đó giúp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Chú trọng tuyên truyền qua kênh các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường,  từ mầm non đến phổ thông vì các em là lứa tuổi dễ tiếp nhận thông tin và hành động.

Và quan trọng hơn cả là sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Đã đến lúc mỗi người dân cần chuyển từ nhận thức sang hành động theo khẩu hiệu “không có lăng quăng bọ gậy, không có sốt xuất huyết”./.

Minh Ngọc - Phòng Y tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.255.714
Truy câp hiện tại 12.512