|
|
Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chủ tịch UBND huyện
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
| |
|
|
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi Ngày cập nhật 29/09/2016
Theo ước tính, tại A Lưới, tổng số trẻ bị suy dinh dưỡng cân nặng/ tuổi năm 2016 là 692, tỷ lệ 13,89%; tổng số trẻ bị suy dinh dưỡng chiều cao/ tuổi năm 2016 là 1086, tỷ lệ 21,80%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi chủ yếu là suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là việc làm quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể trẻ em không đủ chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ, đồng thời khiến trẻ mắc nhiều bệnh khác do khả năng miễn dịch kém. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các nguyên nhân như: nuôi con bằng sữa ngoài, cho con cai sữa quá sớm hoặc ăn dặm quá sớm; trẻ không được ăn uống đầy đủ, thiếu chất; trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, sởi, viêm phổi… nhưng không được điều trị đúng cách; nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là việc thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thường ở độ tuổi 6 - 14 tháng tuổi, trẻ trong độ tuổi này thường có nguy cơ mắc bệnh SDD cao hơn các độ tuổi khác. Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết khi trẻ mắc bệnh SDD biểu hiện chậm tăng cân, đứng hoặc sụt cân. Trẻ mắc bệnh SDD thường biếng ăn, ăn ít, niêm mạc mắt nhợt nhạt, môi xanh, trẻ hay quấy khóc… Một số triệu chứng khác để nhận biết như các bắp thịt trẻ bị mềm nhão, bụng to dần. Phòng chống SDD ở trẻ dưới 5 tuổi là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội. Để tránh SDD ở trẻ, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời gian thai kỳ, phòng tránh các bệnh do vi rút nhiễm khuẩn gây ra. Đặc biệt cần lưu ý cách phòng chống SDD ở những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bú thiếu sữa mẹ. Vì vậy, cần cho trẻ bú đầy đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu, với trường hợp mất sữa hay thiếu sữa thì cần dùng các sản phẩm sữa thay thế phù hợp. Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, phòng chống SDD rất quan trọng vì đây là giai đoạn trẻ cần lượng dinh dưỡng cao. Song song với việc bú sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm bột, bổ sung đầy đủ các thành phần tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Để có thể phát hiện trẻ mắc bệnh SDD kịp thời, gia đình cần theo dõi kỹ quá trình phát triển của bé, để điều chỉnh kịp thời chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc. Với những trường hợp trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm ruột, sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… thì cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn cho trẻ. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, giai đoạn nào cũng rất dễ mắc bệnh SDD, nhưng đặc biệt là trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi, đây là giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh nhất và có thể để lại di chứng nặng nề nhất đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Hiểu biết về SDD ở trẻ dưới 5 tuổi và có những biện pháp chăm sóc hợp lý, không những giúp trẻ phòng tránh được mắc bệnh SDD, mà còn giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.
D. Lý Các tin khác
|
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 29.050.459 Truy câp hiện tại 9.375
|
|
|