Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn công tác phòng chống đói rét – dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
Ngày cập nhật 26/01/2016

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình hiện nay và trong thời gian tới mưa rét kéo dài làm ảnh hưởng đến chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi thả rong, thiếu quản lý, chăm sóc. Thời tiết bất lợi cũng là điều kiện dễ dàng phát sinh dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Để chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân; UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cụ thể như sau: 

1. Tiếp tục triển khai và chỉ đạo đến tận hộ chăn nuôi thực hiện tốt các nội dung theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện về cứu trợ đàn gia súc, gia cầm để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai dịch bệnh; Công văn số 598/UBND-NN ngày 02 tháng 12 năm 2015 về việc chỉ đạo triển khai công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh cho vật nuôi.

Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo các thôn tổ chức họp dân để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, các trang trại có biện pháp chủ động phòng chống đói rét như: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại (thu dọn phân và thức ăn thừa trong chuồng cho vào hố ủ phân thường xuyên và che chắn hố ủ phân không cho nước mưa chảy vào hố ủ phân); Kiểm tra gia cố mái lợp, che chắn chuồng trại đảm bảo ấm áp (có thể tận dụng các loại vật liệu sẵn có như vỏ bao xi măng, ny lon, bạt, phên tre, nứa...); Gia cố nền chuồng đảm bảo luôn khô ráo, bằng phẳng); cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm; khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ thì cần áp dụng phương pháp đốt lửa chống rét để sưởi ấm cho trâu, bò. Chú ý không để gió lùa mưa dột và nền chuồng lầy lội làm ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm nói chung và trâu bò dê nói riêng.

2. Đối với gia súc nuôi chăn thả, trong những ngày mưa rét, đặc biệt những ngày nhiệt độ xuống dưới 13oC: Tuyệt đối không thả rông gia súc mà phải nuôi nhốt tại chuồng và bổ sung thức ăn, nước uống đầy đủ. Vào những ngày thời tiết ấm hơn và không mưa thì có thể chăn thả gia súc trong khoảng thời gian từ 9h00 đến 16h00 trong ngày. Thường xuyên thông tin cho người chăn nuôi về diễn biến thời tiết và phổ biến kinh nghiệm phòng chống đói, rét cho trâu, bò điển hình từ các mùa đông năm trước;

3. Tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý để tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm. Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch, dự trữ thức ăn, nhất là thức ăn thô xanh (thu cắt cỏ tự nhiên, lau, lách, thân, lá cây chuối, rơm khô,...)  cho trâu, bò, dê. Riêng đối với trâu, bò thì bổ sung thức ăn như sau:

- Đối với những ngày chăn thả được thì bổ sung thêm thức ăn thô xanh từ 10-20kg/con/ngày, cho ăn vào buổi tối;

- Đối với những ngày mưa rét, nhốt tại chuồng thì bổ sung thức ăn thô xanh từ 30 - 35kg/con/ngày, cho ăn hàng ngày.

- Ngoài ra, đối với trâu bò gầy yếu và trâu bò cày kéo, trâu bò có chửa phải có chế độ bồi dưỡng hợp lý (cho ăn thêm thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột sắn,... với khối lượng từ 0,5-2kg/con/ngày, khoáng, vitamin,...), nấu cháo gạo pha thêm chút muối…

- Pha nước muối: Pha nước ấm 37-38 độ C với muối, nồng độ 0,1-0,3% tương đương 10-30g muối/10 lít nước. Cảm nhận mặn như nước canh là vừa.

4. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định (Tụ huyết trùng trâu bò dê, Tam liên lợn (Dịch tả - Tụ huyết trùng và Phó thương hàn lợn) Niu cát xơn gà, Lở mồm long móng trâu, bò dê, lợn;). Tiêm tẩy ký sinh trùng cho gia súc, gia cầm (Giun, Sán lá gan, Ký sinh trùng đường máu, ve, bét, nấm,...); Tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ các khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, các chợ buôn bán; Lò giết mổ gia súc tập trung; Tăng cường kiểm tra lưu động đối với việc vận chuyển gia súc, gia cầm; Tăng cường giám sát dịch tễ các ổ dịch cũ, các cơ sở, chợ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ cao để chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng bệnh tai xanh và các bệnh kế phát khác, bệnh lở mồm long móng,...

5. Thường xuyên nắm thông tin, giám sát tình hình dịch bệnh, đói rét của gia súc, gia cầm và phản ánh kịp thời về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y để phối hợp phòng chống và có biện pháp xử lý. 

LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.291.884
Truy câp hiện tại 11.424