Tại các buổi kiểm kiểm tra thăm đồng, thăm vườn cây trồng của bà con, đoàn đã hướng dẫn cho bà con cách phòng, chống rét, sâu bệnh hại các loại cây trồng trong vụ Đông xuân 2015-2016 trong thời gian trước – trong – sau tết Nguyên đán Bính thân năm 2016 như sau:
- Phòng chống rét và sâu bệnh hại cho cây lúa nước:
+ Chăm sóc cây lúa, kiểm tra đồng ruộng, bón phân cân đối theo đúng quy trình kỹ thuật phòng, chống rét.
+ Bón Lân, Kali, tro bếp, phân chuồng hoai mục (10-13kg /sào) và điều tiết mực nước hợp lý vào chân ruộng để giữ ấm; không bón thúc đạm cho lúa, không phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 160C.
+ Phòng, trừ tốt một số bệnh thường gặp trong vụ Đông xuân như:
Đối với diện tích lúa đang bị nhiễm bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện bệnh gây hại ngừng bón phân (kể cả phân bón lá), giữ nước trong ruộng và phun trừ bằng các loại thuốc BVTV: Fujione 40 EC, Kasai, Fuan 40 EC, … phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lá ngay khi thấy một vài vết bệnh xuất hiện, phun xịt thật kỹ để ngừa bệnh đạo ôn lá. Không phun lúc sáng sớm khi có nhiều sương hoặc ngay sau khi mưa.
Sau khi phun trừ bệnh 2-3 ngày, cần kiểm tra đồng ruộng nếu bệnh ngừng phát triển tiến hành chăm sóc, bón phân cân đối để cây lúa phục hồi, phát triển. Nếu bệnh tiếp tục phát triển, vết bệnh mới xuất hiện, điều kiện thời tiết thuận lợi chỉ đạo phun trừ lần thứ 2 (cách 7 ngày so với lần 1).
Bệnh đốm nâu: Cung cấp đủ nước cho vùng khô hạn, giảm độc chất phèn hay ngộ độc hữu cơ bằng hệ thống mương thoát phèn, tăng cường bón sớm vôi và các loại phân lân lúc làm đất. Bón cân đối NPK. Những chân ruộng nhiễm bệnh với tỷ lệ cao, cần sử dụng thuốc Validamycin, hoặc thuốc có hoạt chất Carbenzim…
Rầy các loại: Khi phát hiện rầy nâu trên đồng ruộng với mật độ ≥ 2.000 con/m2 phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Sâu cuốn lá: Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật độ cao vào giai đoạn đẻ nhánh ( >50 con/m2) thì phải xử lý thuốc. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Chuột: Khi phát hiện trên đồng ruộng có chuột phái hại, thì bằng các biện pháp như thủ công như: đào bắt, bẫy các loại, sử dụng thuốc diệt chuột ít độc đối với môi trường (Racumin), kết hợp với các biện pháp khác như vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ ruộng, bờ mương… để hạn chế nơi cư trú của chuột.
- Đối với cây chuối: Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa bớt lá già, khô, tỉa bớt cây con nếu quá dày… để vườn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa. Phát hiện vườn cây bị bệnh chùn đọt, héo rũ phải chặt bỏ cả cây, đào hết gốc ra khỏi vườn đem chôn hoặc tiêu hủy rồi rải vôi bột, tránh lây lan sang cây khác.
- Đối với cây cao su: Hiện nay cây cao su chuẩn bị vào giai đoạn rụng lá sinh lý. Vì thế cần vệ sinh khu vườn thoáng, sạch cỏ; bón phân chăm sóc lần 1 trong năm. Tuyệt đối không cạo mủ khi cây rụng lá >50%. Đối với cao su kinh doanh, ngừng ngay việc cạo mủ; những vườn cao su bị bệnh khô cành, khô ngọn: cần vệ sinh, thu gom những cành bị bệnh tiêu hủy. Đối với cao su KTCB: Bón phân chăm sóc, đồng thời phun thuốc trừ bệnh héo đen đầu lá, phấn trắng (vào lúc không mưa và nhiệt độ >160 C) bằng các loại thuốc: Anvil, Carbenzim.
- Công tác Quản lý thuốc BVTV: Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của mạng lưới kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, nhắc nhở các điểm kinh doanh chấp hành tốt các quy định Pháp luật, chủ động thuốc đúng loại, chất lượng phục vụ nhân dân; hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả tại địa phương.
Một số hình ảnh tại các buổi thăm đồng và hướng dẫn cho bà con nông dân cách phát hiện sâu bệnh hại và cách phòng trừ